Xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), người Việt tiêu thụ mì ăn liền đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Indonesia. Hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền ở nước ta phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Bên cạnh những tích cực thì vấn đề ô nhiễm từ quá trình sản xuất mì ăn liền cũng cần được quan tâm mà việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền tại các nhà máy sản xuất là hết sức cần thiết.
1. Quy trình sản xuất mì ăn liền
Quy trình sản xuất mì ăn liền trải qua nhiều công đoạn:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Các loại bột như bột mì, bột gạo và các loại bột khác được hòa tan vào nước cùng với phụ gia tạo thành dung dịch đồng nhất.
- Trộn bột: Hệ thống trộn tự động sẽ trộn bột với nước tạo thành một khối bột dẻo, đồng thời cho các chất phụ gia như muối, đường vào khối bột.
- Cán bột: Bột được đưa qua băng tải rồi di chuyển đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột.
- Cắt sợi, đùn bông: Căn cứ vào kích thước đặc trưng của các sợi mì, các lá bột sẽ được cắt ra và sau đó chúng được tạo bông để làm tăng thêm giá trị cảm quan cho những vắt mì.
- Tiếp theo mì được đưa vào máy hấp để làm tăng độ dai, độ bóng và rút ngắn thời gian chiên của sợi mì.
- Sau quá trình hấp, mì sẽ được làm giảm nhiệt độ và tránh hiện tượng ngưng tụ nước trên bề mặt bằng các quạt thổi.
- Cắt định lượng: Sau khi được làm nguội, mì được chuyển khu vực dao định hướng để cắt vắt mì theo đúng khối lượng, đảm bảo chiều dài đúng theo quy định. Tại khâu này, các vắt mì sẽ được bỏ vào khuôn vuông, tròn hoặc tô khay.
- Chiên giòn: Các vắt mì được đưa qua nơi dầu chiên có nhiệt độ từ 150 – 179 độ C trong khoảng thời gian 125 – 130 giây.
- Làm nguội: Mì được làm nguội ở nhiệt độ 30 – 40 độ C trong vòng 1,5 – 2h.
- Cấp gói gia vị: Bổ sung các gói gia vị(rau củ sấy, dầu tinh luyện, muối, tôm, thịt gà, thịt heo) theo từng hương vị đặc trưng của mì. Công đoạn này cũng được thực hiện trên máy móc tự động.
- Đóng gói, bao bì: Vắt mì được đóng gói để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cân trọng lượng, dò kim loại, dị vật bằng các thiết bị dò kim loại. Những sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.

2. Nguồn phát sinh nước thải sản xuất mì ăn liền
- Với quy trình sản xuất mì ăn liền như trên, có thể thấy nước thải phát sinh từ các hoạt động: chọn nguyên liệu, làm sạch nguyên liệu, trộn bột, quá trình cắt sợi, hấp, chiên mì, cắt định lượng. Nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc, dụng cụ.
- Ngoài ra còn có lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh của công nhân viên tại xưởng sản xuất.
- Đặc điểm nước thải sản xuất mì ăn liền: Chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ, chất hữu cơ, COD, BOD, v.v…
- Yêu cầu khi xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền: Đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải; hệ thống phải được thiết kế và xây dựng vận hành đơn giản, chi phí hợp lý. Ngoài ra hệ thống xử lý nước thải phải được xây dựng sao cho không gây ảnh hưởng đến mỹ quan và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động chung của khu vực sản xuất, không được gây ồn ào và gây mùi khó chịu đến khu vực xung quanh.

3. Quy trình xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền
- Hồ thu gom: Nước thải từ các các nhà máy sản xuất mì được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung và qua hồ thu gom. Tại đây loại bỏ chất có kích thước lớn trong nước thải bằng song chắn rác.
- Tách dầu mỡ: Đặc điểm nước thải sản xuất mì ăn liền chứa nhiều dầu mỡ vì vậy cần được dẫn qua bể tách dầu mỡ để tách dầu mỡ ra khỏi nước (dầu mỡ có trọng lượng nhẹ nên sẽ nổi lên trên bề mặt nước thải).
- Bể điều hòa: Nước thải được xáo trộn liên tục nhờ hệ thống cung cấp khí đảm bảo chất ô nhiễm và lưu lượng nước được phân bổ đồ đều trong bể, giúp các quá trình xử lý tiếp theo hoạt động hiệu quả, tránh bị shock tải trọng.
- Bể xử lý sinh học kỵ khí: Vi sinh vật kỵ khí sử dụng chất ô nhiễm trong nước thải làm thức ăn, chuyển đổi chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và một phần khí thải thoát khỏi nước.
- Bể xử lý sinh học hiếu khí: Trong môi trường được cung cấp đầy đủ khí oxy, vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh mẽ, sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Đồng thời xử lý lượng COD, BOD trong nước thải.
- Bể lắng: Tách nước và bùn ra khỏi nước thải, bùn có khối lượng nặng nên sẽ lắng xuống đáy bể, phần nước trong ở bề mặt bể được thu gom và chảy qua bể khử trùng. Một phần bùn hoạt tính sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể kỵ khí và bể hiếu khí để duy trì nồng độ bùn.
- Bể khử trùng: Các hóa chất khử trùng được cho vào bể để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút còn sót lại. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải và được phép xả ra nguồn tiếp nhận.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền.
Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý hoặc chi phí khi xây dựng một hệ thống xử lý nước thải với công suất xử lý phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 để Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất hỗ trợ nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: