Xử lý nước thải sản xuất nước giải khát
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo các số liệu thống kê từ hiệp hội Bia Rượu – Nước Giải Khát, nước ta hiện nay có khoảng 1800 cơ sở sản xuất nước giải khát. Đặc trưng nước thải từ các nhà máy sản xuất nước giải khát thường thay đổi theo sản phẩm và theo nhà máy còn lưu lượng nước thải thường biến động theo mùa. Tuy nhiên dù ít hay nhiều thì việc xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước công cộng sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước giải khát là việc tất yếu.
1. Quá trình sản xuất nước giải khát
Để biết rõ nguồn phát sinh nước thải nước giải khát, trước tiên chúng ta tìm hiểu quy trình sản xuất:
- Bước 1. Chuẩn bị nước: Từ nguồn nước giếng công nghiệp, nước sẽ được đưa qua hệ thống xử lý bằng tia cực tím, hệ thống lọc RO để tạo thành nước tinh khiết.
- Bước 2. Gia nhiệt: Nấu đường thành syrup để chuẩn bị cho công đoạn phối trộn nguyên liệu và các phụ gia theo công thức.
- Bước 3. Phối trộn nguyên liệu: Tạo hương vị đặc trưng cho sản phẩm bằng cách hòa tan các cấu tử hương liệu, màu, acid đều vào dung dịch.
- Bước 4. Lọc: Loại bỏ các tạp chất có trong nguyên liệu đường và nước, đồng thời chuẩn bị cho công đoạn bão hòa CO2.
- Bước 5. Bão hòa CO2: Nạp CO2 tinh khiết dùng trong thực phẩm ở dạng lỏng vào trong nước giải khát đến một giá trị nhất định theo yêu cầu của công nghệ chế biến.
- Bước 6. Chiết rót, đóng nắp: Ghép mí để bảo quản sản phẩm, tạo cảm quan tốt cho người dùng đồng thời cũng tiện cho quá trình phân phối, vận chuyển sản phẩm.
- Bước 7. Xử lý nhiệt: Thông thường, các lon nước giải phát sau khi tạo thành có nhiệt độ từ 1 đến 20 độ C nên cần được xử lý nhiệt để nâng nhiệt độ lên cao hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bảo quản, vận chuyển.
- Bước 8. Hoàn thiện sản phẩm: Các lon nước giải khát sau khi đã được xử lý nhiệt sẽ để ráo và chuyển đến hệ thống bao gói để thành phẩm. Quy cách đóng gói có thể là 12 lon/thùng hoặc 24 lon/thùng tùy vài yêu cầu.
Có 03 nhóm nước giải khát:
- Nhóm nước ngọt có gas (coca cola, soda, number one, mirinda, v.v…;
- Nhóm nước ngọt không có gas (nước ép các loại trái cây, sữa đậu nành, nước yến, trà xanh, cà phê đóng lon);
- Nhóm nước tinh khiết, nước khoáng, nước đóng chai, đóng bình.
2. Các nguồn phát sinh nước thải
- Nước thải từ quá trình vệ sinh bể chứa, bồn nấu, việc rửa sàn, rửa thiết bị.
- Nước thải từ việc loại bỏ các sản phẩm hư hỏng, không đạt chất lượng hoặc bị rò rỉ từ quá trình vận chuyển, bảo quản thiết bị.
- Nước từ lò hơi, nước từ máy làm lạnh và dầu mỡ rò rĩ từ các thiết bị động cơ.
Đặc điểm nước thải ngành nước giải khát: Có thành phần chất dinh dưỡng cao, chất dinh dưỡng, protein, nitơ, photpho, chất rắn lơ lửng, độ màu, v.v…
3. Quy trình xử lý nước thải sản xuất nước giải khát
- Bể thu gom + song chắn rác: Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất được dẫn về bể thu gom. Trước bể thu gom người ta sẽ lắp đặt song chắn rác để giữ lại các loại rác thô, chất rắn có kích thước lớn để tránh làm nghẹt bơm.
- Bể điều hòa: Điều tiết lưu lượng nước thải, điều hòa nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, đồng thời nâng độ pH lên mức phù hợp. Dưới đáy bể được lắp đặt hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn nước thải liên tục, tránh làm lắng cặn và sinh mùi hôi. Ngoài ra bể điều hòa còn có vai trò tạo ra chế độ xử lý ổn định cho các công trình tiếp theo, không bị quá tải.
- Bể keo tụ tạo bông: Kết dính các bông cặn lơ lửng lại với nhau dưới sự xúc tác của các chất keo tụ tạo bông. Bông cặn hình thành và lắng xuống đáy bể.
- Bể UASB: Diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan dưới sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sau đó hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải và chuyển hóa chúng thành khí. Bọt khí bám vào bùn cặn và nổi lên trên bề mặt bể.
- Bể xử lý sinh học oxic (xử lý hiếu khí): Các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển thành bông bùn sinh học dễ dàng lắng xuống đáy bể dưới tác dụng của trọng lực.
Hệ thống cung cấp khí hoạt động liên tục, thổi khí, xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp khí oxy giúp cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Vi sinh vật sinh trưởng và liên kết thành bông bùn có kích thước lớn hơn.
- Bể lắng: Lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải, một phần bùn sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể anoxic để ổn định mật độ cao vi khuẩn (là điều kiện để phân hủy chất hữu cơ), phần còn lại được chuyển sang bể chứa bùn.
- Bồn lọc áp lực: Có tác dụng loại bỏ cặn còn sót lại bằng các vật liệu lọc như sỏi, cát.
- Bể khử trùng: Hóa chất khử trùng như NaOCL được châm vào bể để tiêu diệt lượng vi khuẩn, vi rút còn sót lại sau quá trình xử lý.
4. Chuyên xử lý nước thải uy tín, cam kết chất lượng nước đầu ra
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành và sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, đã và đang thực hiện nhiều công trình xử lý nước thải với quy mô khác nhau, Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tự tin mang đến các giải pháp xử lý nước thải phù hợp nhất cho Quý khách hàng. Một số ưu điểm khi chọn Hợp Nhất:
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tiết kiệm diện tích, thuận tiện cho việc nâng cấp, mở rộng về sau.
- Cam kết chất lượng nước thải sau khi xử đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép.
- Chi phí hợp lý, cạnh tranh.
- Thi công, lắp đặt nhanh chóng không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải hãy gọi Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình nhất.
Bài viết liên quan: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia