Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Tiêu Sọ


397 Lượt xem - Update nội dung: 30-07-2024 16:27

Đã kiểm duyệt nội dung

Sản xuất tiêu sọ là một trong những loại hình chế biến nông sản phát triển mạnh do nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên để phát triển bền vững, các cơ sở sản xuất cần có hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo an toàn cho môi trường và hệ sinh thái bởi lĩnh vực này cũng phát sinh nước thải ô nhiễm môi trường như các ngành khác. Cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ qua nội dung dưới đây.

Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Tiêu Sọ

1. Nguồn phát sinh và đặc điểm của nước thải sản xuất tiêu sọ

Tiêu sọ (tiêu trắng) là loại tiêu được thu hoạch khi trên chùm tiêu có khoảng 20% hạt chín, sau đó được đem đi chế biến để thành tiêu sọ.

Để biết được nguồn phát sinh nước thải sản xuất tiêu sọ, chúng ta cần tìm hiểu quy trình sản xuất loại nông sản này. Quy trình sản xuất được tiến hành qua các bước như sau:

Chùm tiêu chín > Tách hạt tiêu ra khỏi chùm > Ngâm ủ trong bể nước > Chà rửa tách hạt > Rửa sạch lấy tiêu sọ > Phơi khô 1 đến 2 ngày > Thành phẩm.  

Theo đó, có thể thấy nguồn phát sinh nước thải sản xuất tiêu sọ đến từ công đoạn:

- Ngâm, ủ hạt tiêu trong bể nước;

- Chà rửa tách hạt tiêu;

- Rửa sạch lấy tiêu sọ.

Ngoài nước thải sản xuất còn có nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công, nhân viên tại cơ sở/nhà máy chế biến.

Trung bình, để sản xuất một tấn tiêu trắng sẽ thải ra môi trường 15m3 nước thải.

Đặc điểm thành phần của nước thải sản xuất tiêu sọ

Mức độ ô nhiễm trong nước thải cũng tùy thuộc vào tình hình sản xuất tại mỗi cơ sở, dưới đây là mức độ ô nhiễm thường gặp trong thành phần nước sản xuất tiêu sọ.

STT

Chỉ tiêu ô nhiễm

Đơn vị

Giá trị đầu vào

QCVN 40:2011/BTNMT

1

pH

-

Nước thải ngâm tiêu

Nước thải chà vỏ tiêu

Cột A

Cột B

2

BOD5

mg/l

5,45 – 5,95

5,45 – 5,95

6 - 9

5,5 - 9

3

COD

mg/l

400 – 2.000

2.000 – 6.000

30

50

4

TSS

mg/l

2.000 – 10.000

10.000 – 30.000

75

150

5

Tổng Nitơ

mg/l

50 - 100

50 - 100

50

100

6

Tổng Photpho

mg/l

0,5 – 4,2

0,5 – 4,2

4

6

7

Độ màu

Pt-Co

2.000 – 4.000

1.000 – 2.000

50

150

2. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ

Từ bảng phân tích về đặc điểm thành phần, tính chất nước thải, có thể thấy nước thải sản xuất tiêu sọ có hàm lượng BOD, COD, SS và độ màu rất cao, trong thành phần nước thải có chứa các chất như: tinh dầu, lignin, piperine, chất khoáng, chất đạm, cellulose, chất béo, v.v…nên trong quy trình xử lý cần có các công trình xử ý kỵ khí và bể keo tụ, tạo bông để có thể xử lý tốt các chất khó phân hủy sinh học. Vì vậy trong quy trình xử lý có thể kết hợp nhiều quy trình khác nhau như bể keo tụ tạo bông, bể kỵ khí, bể hiếu khí.

Thuyết minh công nghệ

Quy trình xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ được tiến hành như sau:

  • Hố thu gom: Đầu tiên, nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất và nước thải sinh hoạt được dẫn về hố thu gom và được lược bỏ rác thô, tạp chất có kích thước lớn bằng song chắn rác.
  • Bể điều hòa: Tiếp theo, nước thải được bơm qua bể điều hòa, tại đây nước thải được điều hòa lưu lượng ở mức ổn định tránh tình trạng quá nhiều hoặc quá ít có thể gây ảnh hưởng đến các bước xử lý phía sau. Đồng thời tại bể điều hòa, nước thải được xáo trộn liên tục nhằm tránh tình trạng chất ô nhiễm lắng xuống đáy bể gây mùi hôi.
  • Bể keo tụ tạo bông: Kế tiếp, tại bể keo tụ tạo bông, một lượng hóa chất được thêm vào bể để tạo khả năng kết dính giữa các hạt cặn lơ lửng, các hạt cặn nhỏ dính lại tạo thành các hạt cặn có kích thước và khối lượng lớn hơn.
  • Bể lắng 1: Sau đó là quá trình lắng các bông cặn được tạo thành từ bể keo tụ tạo bông, dưới tác dụng của trọng lực, các bông cặn có kích thước và khối lượng lớn dễ dàng lắng xuống đáy bể (bùn), bùn sẽ được chuyển sang bể chứa bùn, còn phần nước sau khi lắng được bơm qua bể trung hòa.
  • Bể trung hòa: Tiếp đến là giai đoạn trung hòa độ pH trong nước thải về mức phù hợp do tính chất nước thải sản xuất hạt tiêu khá thấp, sau đó nước thải được bơm qua bể kỵ khí UASB.
  • Bể UASB: Tiếp theo là diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ ô nhiễm nhờ vào hệ vi sinh vật kỵ khí theo phản ứng: Vi sinh vật kỵ khí + chất hữu cơ = > Sinh khối mới + CH4 + H2S + CO2. Tại bể UASB, một lượng đáng kể COD được xử lý, kết thúc quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được bơm qua bể xử lý hiếu khí kết hợp với giá thể sinh học MBBR.
  • Bể MBBR: Sau đó là quá trình xử lý tại bể MBBR – đây là bể xử lý sinh học kết hợp giá thể lơ lửng, có thể là bể MBBR hiếu khí hoặc bể MBBR thiếu khí. Trong bể các giá thể vi sinh được thêm vào nhằm tạo môi trường cho vi sinh sinh vật dính bám và sinh trưởng, phát triển. Ngoài ra, hệ thống thổi khí hoạt động liên tục để đảm bảo các giá thể ở trong trạng thái lơ lửng và chuyển động liên tục, nhờ vậy vi sinh vật sẽ bám dính trên về mặt các giá thể và phân giải các chất hữu cơ ô nhiễm. Bể MBBR có khả năng xử lý tốt các hợp chất photpho, nitơ trong nước thải
  • Bể lắng sinh học: Lắng bùn từ quá trình xử lý sinh học, một lượng bùn sẽ được bơm tuần hoàn trở về bể sinh học để duy trì mật độ sinh khối, phần nước trong sẽ được bơm qua bể khử trùng.
  • Bể khử trùng: Một lượng hóa chất khử trùng được cho vào bể để tiêu diệt vi khuẩn, virus còn sót lại từ quá trình xử lý.
  • Cột lọc áp lực: Để tăng cường hiệu suất xử lý nước thải, một số doanh nghiệp có thể trang bị thêm cột lọc áp lực để đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
  • Nguồn tiếp nhận: Cuối cùng, nước thải sau quá trình xử lý, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành thì có thể xả ra nguồn tiếp nhận.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ, công nghệ xử lý trong hệ thống có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tính chất ô nhiễm của nước thải ở mỗi nơi.

3. Nhà thầu chuyên xử lý nước thải các ngành chế biến nông sản

Công ty Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải ở tất cả các lĩnh vực như:

  • Nước thải các ngành chế biến nông sản: hạt tiêu, hạt điều, hạt café, cao su, trái cây các loại,…
  • Nước thải các ngành chế biến thủy sản: tôm, cá, thực phẩm đông lạnh
  • Nước thải các ngành sản xuất đồ uống (bia, rượu, nước giải khát, nước ngọt,…) và thực phẩm.
  • Nước thải sản xuất công nghiệp: luyện kim, hóa chất, dệt nhuộm, may mặc, chế biến gỗ,…
  • Nước thải sinh hoạt chung cư, tòa nhà, khu dân cư, khu resort, nhà hàng, khách sạn,…
  • Nước thải chăn nuôi, giết mổ gia súc
  • Và các loại nước thải khác.

Môi trường Hợp Nhất đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành xử lý nước thải, đội ngũ kỹ sư lành nghề trải qua nhiều dự án khác nhau, tích lũy kinh nghiệm thực tế nên các giải pháp chúng tôi tư vấn đến khách hàng sẽ hướng đến tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ, vui lòng liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn trực tiếp về chi phí hoặc các thông tin về kỹ thuật.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:00 16-01-2025)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công các hệ ...
(10:15 15-01-2025)
Bên cạnh các hệ thống xử lý nước thải bê tông cốt thép kiên cố, hệ thống xử lý nước thải dạng container (công ...
(08:06 15-01-2025)
Quý Doanh nghiệp có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải và cần tìm nhà thầu xử lý nước thải ...
(07:53 14-01-2025)
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại Hậu Giang, xin vui lòng liên ...
(12:00 13-01-2025)
Để ứng phó với tình trạng nước nhiễm mặn, nước lợ tại nhiều địa phương, đặc biệt là vào mùa khô: nhiều ...
(08:01 10-01-2025)
Môi trường Hợp Nhất chuyên cung cấp dịch vụ vận hành thử nghiệm sau giấy phép môi trường uy tín, giúp doanh nghiệp ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768