Quy trình và cách xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn
Xử lý nước thải sinh hoạt là quy trình loại bỏ chất thải trong nước do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, với mục đích chính là biến nước thải sinh hoạt thành nước sạch nhằm bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nước thải giúp tái sử dụng nguồn nước, tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt.
1. Phân loại nước thải sinh hoạt
Hiện nước thải sinh hoạt được chia làm 2 loại chính:
- Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: dầu mỡ, cặn bã từ nấu nướng; chất tẩy rửa (tắm, giặt...); hoạt động từ vệ sinh nhà cửa, phòng tắm...
- Nước thải từ các phòng vệ sinh do bài tiết của con người.
Nước thải sinh hoạt như đã nêu ở trên, được chia làm 2 loại chính. Tuy nhiên, cụ thể hơn ta có thể chia nước thải sinh hoạt thành 6 loại cơ bản như hình bên dưới:
2. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa chất vô cơ, chất hữu cơ, vi rút, vi khuẩn và các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, BOD,v.v... Quy trình xử lý được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tiến hành bơm nước thải sinh hoạt và tiến hành tách dầu mỡ trước khi đưa nước vào bể thu gom. Quá trình này đảm bảo rác và các chất cặn bã được loại bỏ hoàn toàm góp phần nâng cao hiệu suất và tăng tuổi thọ cho các hệ thống như xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn, chung cư, khu đô thị,... hàng ngày.
- Bước 2: Bể điều hòa tiếp nhận nước từ bể thu gom và được sục khí liên tục đáp ứng cho quá trình xử lý liên tục mà không bị quá tải.
- Bước 3: Bể thiếu khí được trang bị các giá thể sinh học nhằm “nuôi dưỡng” cá thể vi sinh vật tồn tại trong nước. Tại đây sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa, phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4,… đồng thời hàm lượng BOD cũng giảm theo.
- Bước 4: Tại bể hiếu khí các vi sinh vật bám trên giá thể thông qua quá trình chuyển động liên tục nên quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy, các vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các hợp chất hữu cơ trong nguồn nước thải này. Quá trình này phải luôn đảm bảo hàm lượng BOD không được vượt quá ngưỡng 5mg/l.
- Bước 5: Nước chảy sang bể hồi lưu tiến hành khử nitrat
- Bước 6: Cặn bùn còn sót lại sẽ tiếp tục lắng đọng xuống đáy tại bể lắng cơ học
- Bước 7: Được thiết kế trong môi trường thiếu khí và được khử hoàn toàn nitrat, tại bể chứa bùn là môi trường giữ lại các chất cặn bã, bùn và cát. Thông thường, bể lắng bùn được thiết kế có tuổi thọ <3 năm.
- Bước 8: Nước sinh hoạt sau khi trải qua quá trình xử lý như trên sẽ được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng trực tiếp.
3. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần lưu ý điều gì?
Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hoặc bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào, cần lưu ý các yếu tố sau đây:
- Hệ thống xử lý là một công trình riêng biệt hay là tổ hợp của nhiều công trình XLNT;
- Đặc điểm xả nước thải: thành phần, tính chất, các chỉ tiêu của nước thải;
- Lưu lượng nước thải, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nguồn tiếp nhận nước thải sau khi xử lý;
- Đề xuất lựa chọn tối thiểu hai phương án công nghệ xử lý thích hợp.
- Đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố Kỹ thuật - Môi trường - Kinh tế (hay còn gọi là 3E: Engineering - Environment - Economic);
- Chính sách của Nhà nước, điều kiện tự nhiên, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và dân cư ở khu vực đó.
4. Công ty thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt uy tín, giá tốt
Là đơn vị đi đầu trong công tác xử lý và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn, moitruonghopnhat.com không chỉ tiên phong đưa ra các phương pháp xử lý đạt chất lượng mà hơn hết, chúng tôi còn nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều công nghệ - thiết bị thân thiện với môi trường để xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, đảm bảo được nguồn nước đạt tiêu chuẩn.
Với đội ngũ kỹ sư, công nhân viên với nhiều kinh nghiệm dày dặn cộng với chuyên môn cao chính là điểm cộng giúp Khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt ở Hợp Nhất. Chúng tôi luôn lắng nghe các vấn đề mà Quý khách hàng đang gặp phải, đồng thời đưa ra các giải pháp giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm của mỗi khách hàng nhằm đảm bảo tối ưu chi phí và mang lại hiểu quả như mong đợi.
Xuyên suốt quá trình hoạt động, Hợp Nhất đã thực hiện nhiều dự án xử lý nước thải sinh hoạt như:
Nước thải sinh hoạt tòa nhà, chung cư, khu dân cư ở quận 2
Nước thải sinh hoạt tòa nhà ở quận 1
Nước thải sinh hoạt công ty, nhà máy, xí nghiệp
Nước thải sinh hoạt cơ sở sản xuất
Nước thải sinh hoạt khu vui chơi, khu du lịch, resort
5. Quy chuẩn kỹ thuật nước thải sinh hoạt
QCVN 14 : 2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số /2008/QĐ-BTNMT ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
Quy định kỹ thuật
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm;
K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư;
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong n ước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt.
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại bảnh sau đây:
Trong đó:
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt).
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).
Giá trị hệ số K
Tuỳ theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo bảng dưới đây:
6. Chi phí xử lý nước thải sinh hoạt
Chi phí xử lý nước thải sinh hoạt bao nhiêu tiền là thắc mắc của không ít doanh nghiệp bởi nhiều người cần biết mức phí cụ thể để có kế hoạch dự trù ngân sách. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, phí xử lý nước thải thường không giống nhau bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại nước thải cần xử lý, đặc điểm thành phần, tính chất, chất ô nhiễm trong nước thải;
- Công nghệ ứng dụng để xử lý là gì;
- Quy mô, công suất, lưu lượng xả thải là bao nhiêu m3;
- Tiêu chuẩn sau khi xử lý, theo tiêu chuẩn cột A hay cột B;
- Và các yếu tố khác.
7. Tái sử dụng nước thải sinh hoạt
Hiện nay, việc tái sử dụng nước thải sinh hoạt ngày càng phổ biến hơn trong bối cảnh nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Việc tái sử dụng nước sinh hoạt có nhiều ý nghĩa như:
- Tiết kiệm lượng nước sử dụng;
- Tăng thêm lượng nước cấp cho các nhu cầu sản xuất;
- Cắt giảm chi phí sử dụng nước cấp;
- Giảm bớt lượng nước thải xả;
- Góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước mặt, nước cấp.
Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý an toàn và loại bỏ các thành phần ô nhiễm thì có thể được tái sử dụng cho các mục đích như: rửa đường, làm ướt đất, rửa xe, chữa cháy, tưới tiêu hoặc làm máy hệ thống máy móc công nghiệp.
8. Xả nước thải sinh hoạt ra môi trường bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 2, Điều 6, Luật BVMV 2020, hành vi xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường là những hành vi bị nghiêm cấm.
Theo Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường, trong đó đối với hành vi xả nước thải chưa xử lý ra môi trường, doanh nghiệp có thể đối mặt với mức phạt hành chính, phạt tiền, tạm đình chỉ hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy vào mức độ vi phạm.
Xem thêm: xử lý nước thải dệt nhuộm
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá trong từng gói dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cụ thể. Hotline: 0938.857.768
Với công suất 500 lít/ngày, hệ thống xử lý nước thải nha khoa của Hợp Nhất lắp đặt, vận hành phù hợp cho hộ ...
Vận hành bảo trì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư cao cấp
Với công suất vận hành 10 m3/ngày.đêm đáp ứng nhu cầu sử dụng - tiêu chuẩn xả thải của bộ luật bảo vệ môi ...
Nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt. Hệ thống XLNT Cảng Tân Cảng Cát Lái ...
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, hệ thống xử lý nước thải đã loại bỏ hàm lượng COD cao ...
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy sản xuất Bao Bì TTC Tây Ninh
Vận hành sau khi hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng hoàn thiện giữ vai trò vô cùng quan trọng, đòi hỏi ...
Vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải nhằm mục đích duy trì chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn, tăng ...
Công ty Hợp Nhất vinh hạnh được chủ đầu tư tín nhiệm, chọn làm đơn vị thiết kế, thi công hệ thống xử lý ...