Quy trình xử lý nước thải sơn
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, với sự tăng trưởng nhanh của tốc độ đô thị hóa, nhu cầu về nhà ở, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort, chung cư, khu dân cư,… mọc lên hàng loạt với nhiều phong cách. Và một trong những thứ không thể thiếu để tạo nên một tác phẩm tuyệt tác đó chính là sơn. Nhờ vậy mà thị trường sản xuất sơn này càng diễn ra sôi động hơn khi có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến trực tiếp các dòng sơn khác nhau đáp ứng tất cả nhu cầu khác nhau của con người. Tuy nhiên việc xử lý nước thải sơn vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, vẫn còn nhiều cơ sở xả thải trực tiếp ra nguồn nước.
1. Ảnh hưởng của nước thải sơn đến môi trường
Tuy không xếp vào loại nước thải độc hại nhưng tồn tại đâu đó nhiều trường hợp thiếu ý thức môi trường gây ra không ít khó khăn trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường xanh – sạch – đẹp của cả cộng đồng.
Tại Hà Nội, xưởng sản xuất sơn Sanpec tồn tại ở khu dân cư thuộc thôn Vân Lũng, huyện Hoài Đức trong nhiều năm qua gây ra không ít bức xúc đối với người dân. Nguyên nhân vì sao? Tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước cũng như tiếng ồn gây ra khiến nhiều người khó chịu.
KCN Yên Thành (Hà Nội) bao gồm Công ty CP Đầu tư dầu khí Đại Việt, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Phương với nguồn nước sản xuất có màu, có mùi,.. Thường xuyên xả thẳng ra khu dân cư. Nước thải đen đầy hóa chất khiến nhiều trẻ em quanh vùng khi tắm cảm thấy ngứa ngáy bất thường. Vì nước thải sơn của 2 công ty trên là tác nhân ngấm vào lòng đất và trực tiếp ảnh hưởng đến tầng nước sinh hoạt hằng ngày của nhiều hộ dân.
2. Nguồn gốc nước thải sản xuất sơn
Nước thải từ ngành sản xuất sơn chủ yếu đến từ hoạt động vệ sinh thiết bị và nước là mát thiết bị.
- Nước vệ sinh thiết bị: giai đoạn rửa thiết bị là vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Giai đoạn này chứa nhiều kim loại nặng, dung môi hữu cơ,…
- Nước làm mát: nước thải có độ phân tán cao, độ nhiệt học, màu sắc cũng như tính chất độc hại cao.
Đặc trưng thành phần ô nhiễm trong nước thải sơn: Nước thải sơn chứa dung môi, màu, chế phẩm phụ gia cùng chất hóa học có tính dẻo. Do vậy mà hàm lượng BOD, TSS trong nước thải sơn khá cao. Nếu kông có biện pháp xử lý nước thải kịp thời thì chúng rất dễ gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân.
3. Quy trình xử lý nước thải sơn
Quy trình xử lý nước thải sơn diễn ra theo nhiều giai đoạn như sau:
Hồ thu gom: Nước thải từ các công đoạn sản xuất được dẫn về hồ thu gom. Song chắn rác được đặt ở đầu nguồn nước với kích thước vô cùng nhỏ nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải, bao bì, nhãn mác ra khỏi nguồn nước.
Bể điều hòa: Vì nước thải sơn hầu như có nồng độ pH và nhiệt độ nước thải khá cao nên sau đó nước thải được dẫn về bể điều hòa để điều chỉnh lưu lượng và nồng độ thích hợp. Để tránh quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra, bể điều hòa được trang bị máy thổi khí tránh cặn lắng xuống đáy bể.
Bể keo tụ - tạo bông: Nước thải được bơm về bể keo tụ - tạo bông, thêm hóa chất gồm phèn nhôm và PAC tạo điều kiện để chất rắn lơ lửng cùng các hạt keo trong nước kết dính và hình thành nên những bông cặn có kích thước lớn hơn.
Bể lắng 1: Bể lắng 1 tiếp nhận nguồn nước và thực hiện vai trò lắng bông cặn đã được hình thành trước đó nhờ tác dụng của trọng lực. Thêm dung dịch H2SO4 để giảm nồng độ pH trong nguồn nước thải xuống còn 3. Phần bùn lắng sẽ được thu về bể chứa bùn, phần nước sạch phía trên dẫn qua bể oxy hóa fenton.
Bể oxy hóa Fenton: Thực hiện nhiệm vụ oxy hóa các hợp chất khó phân hủy. Lúc này chất oxy hóa H2O2 và chất xúc tác KmnO4, Fe2SO4.7H2O góp phần giúp quá trình oxy hóa diễn ra hiệu quả hơn.
Bể trung hòa: Tiếp nhận nước thải với sự tham gia của dung dịch NaOH để điều chỉnh nồng độ pH về trung tính để tạo tiền đề quan trọng và cần thiết vi sinh vật phát triển. Tiếp tục đi qua bể Aerotank với sự xuất hiện của VSV hiếu khí hấp thụ và phân hủy chất hữu cơ trong nước thải để chuyển hóa thành thức ăn và tăng sinh khối nhờ cung cấp oxy liên tục bằng máy sục khí.
Bể lắng II: Tham giá quá trình xử lý nước thải sơn bằng cách lắng bùn sinh học. Phần bùn này chuyển ngược về bể chứa bùn đem đi xử lý định kỳ, một phần đưa về bể Aerotank để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của VSV.
Nước thải đầu ra phải đạt chuẩn 40:2011/BTNMT.
4. Chuyên xử lý nước thải sản xuất sơn
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơn hoặc cung cấp gói dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải sơn và các ngành nghề khác thì Công ty Hợp Nhất chính là sự lựa chọn tối ưu. Hợp Nhất có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư môi trường giàu kinh nghiệm luôn lấy sự hài lòng, niềm tin của khách hàng làm mục tiêu hoạt động.
Công ty môi trường Hợp Nhất cam kết không sử dụng công nghệ xử lý nước thải lạc hậu, không nâng giá quá cao cũng như không sử dụng thiết bị - máy móc kém chất lượng. Nếu có nhu cầu xử lý nước thải sơn, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 - 0938.089.368
Xem thêm về phương pháp xử lý nước thải tại Bình Dương.
5. Tài liệu tham khảo (Reference material)
1. Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
2. Tổng hợp Internet.