Ứng dụng giải pháp xử lý nước thải tại chỗ
Đã kiểm duyệt nội dung
Khi gánh nặng về gia tăng dân số, ô nhiễm thì vấn đề thiết kế hệ thống XLNT tại chỗ ngày càng quan trọng. Việc áp dụng quy trình xử lý sẽ kiểm soát tốt giai đoạn xử lý nhằm đạt được hiệu quả xử lý đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các chất lượng của hệ thống sau xử lý.
moitruonghopnhat.com sẽ chia sẻ đến bạn đọc các vấn đề về modul hệ thống này!
Đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải đô thị tại chỗ
Mục đích của hệ thống XLNT tại chỗ là giảm nồng độ chất gây ô nhiễm xuống mức chấp nhận được trước khi xả thải. Các chất gây ô nhiễm thường gặp nhất là chất hữu cơ, vô cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, mầm bệnh, kim loại nặng, hóa chất, dung môi, hóa chất độc hại,….
Xử lý nước thải đòi hỏi thời gian, năng lượng và chi phí hợp lý. Bất kỳ phương pháp nào cũng có thể tối ưu hóa quy trình vì sự phát triển bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nguồn nước.
Các hệ thống XLNT tại chỗ vẫn giữ nguyên các phương pháp truyền thống bao gồm hầm và bể xử lý riêng biệt. Chức năng của chúng giữ lại chất thải ô nhiễm, tuy nhiên kết quả nước sau xử lý lại không đạt tiêu chuẩn. Chính vì vậy việc tìm kiếm và áp dụng thêm quy trình XLNT tiên tiến sẽ thực sự cần thiết.
Các cơ sở xử lý nước thải tại chỗ cũng dần áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến hơn dựa trên mô hình đơn giản bằng các bể chứa. Trong các hệ thống này, chất rắn được xử lý tại bể tự hoại. Còn với giai đoạn xử lý thứ cấp tích hợp quy trình xử lý sinh học hiếu khí – kỵ khí. Các công nghệ sử dụng ngày càng đa dạng khi kết hợp nhiều công nghệ khác nhau như công nghệ màng lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao hơn.
Quy trình cơ bản của hệ thống XLNT tại chỗ:
- Giai đoạn thứ nhất: nước thải được phân tách chất rắn xuống đáy bằng phương pháp lý hóa hoặc sử dụng phương pháp tuyển nổi không khí hòa tan DAF khử chất rắn mịn, dầu mỡ,…
- Giai đoạn thứ hai: VSV tiêu thụ hết chất ô nhiễm hữu cơ bằng quy trình xử lý sinh học thông qua nhiều kỹ thuật xử lý khác nhau. Đồng thời áp dụng thêm bước hấp phụ chất thải bằng vật liệu lọc với khả năng giữ lại bùn cặn, kim loại, độ màu, mùi, hóa chất như than hoạt tính, than antraxit, cát sỏi,…
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tại chỗ
Nước thải công nghiệp phức tạp hơn nước thải đô thị. Vấn đề đặt ra thường nằm ở chỗ chứa lượng lớn chất hữu cơ phức tạp, vô cơ, kim loại nặng, phenol, hàm lượng BOD, COD, TSS, TDS luôn ở ngưỡng rất cao. Vì vậy điều quan trọng phải tìm ra công nghệ xử lý nước thải công nghiệp phù hợp với thành phần chất ô nhiễm. Một hệ thống cơ bản sẽ áp dụng từ một hoặc nhiều công nghệ xử lý khác nhau để loại bỏ các thành phần khó xử lý như thuốc nhuộm (ngành dệt nhuộm).
Nước thải công nghiệp phải đạt đến giới hạn cho phép, tùy vào khối lượng nước thải, kỹ thuật sử dụng sẽ tạo ra chất lượng nguồn nước tối ưu. Có các phương pháp khác nhau để loại bỏ các chất ô nhiễm như hấp phụ, kết tủa, màng lọc, oxy hóa hoặc xử lý sinh học. Do đó, cần cân nhắc đến các vấn đề như diện tích mặt bằng, công nghệ, thiết bị, tiêu chuẩn xử lý cùng với nồng độ chất ô nhiễm.
Một số hệ thống XLNT công nghiệp tại chỗ phổ biến nhất:
- Hệ thống xử lý bằng hóa chất: dùng hóa chất phản ứng để tách hoặc chuyển hóa chất ô nhiễm thông qua quá trình sử dụng nguồn năng lượng tối ưu như trung hòa nước thải, cân bằng và điều chỉnh pH trong nước thải, kết tủa hóa học,…
- Hệ thống xử lý sinh học: các hoạt động dựa trên nguyên tắc xử lý hiếu khí – kỵ khí loại bỏ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
- Hệ thống oxy hóa điện hóa: hiệu quả loại bỏ hợp chất phức tạp trong nhiều nước thải công nghiệp dựa trên quá trình oxy hóa nâng cao điện hóa. Bằng công nghệ điện hóa trực tiếp/gián tiếp tạo ra gốc hydroxite (OH) phá hủy chất hữu cơ, hợp chất ô nhiễm.
- Hệ thống oxy hóa nâng cao: cung cấp công nghệ xử lý tiên tiến như ozone hóa, fenton,… để tạo ra nước thải sau xử lý đạt chuẩn đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải. Công nghệ này được ứng dụng khá hiệu quả, dễ mở rộng, dễ vận hành, hiệu quả xử lý COD, kim loại nặng, thuốc nhuộm, hóa chất độc hại,… tối ưu nhất.
Thiết kế hệ thống XLNT phải áp dụng đồng thời với nhiều quy trình khác nhau. Việc dùng quy trình nào sẽ phụ thuộc vào đặc điểm nước thải, chất lượng, chi phí, mặt bằng cây dựng. Và các phương pháp xử lý cũng đóng vai trò quan trọng như xử lý sơ cấp, thứ cấp, bậc ba, xử lý bùn thải có khả năng nâng cao việc tái sử dụng nước thải cuối cùng.
Nguồn thải công nghiệp thay đổi theo từng khoảng thời gian khác nhau theo giờ, ngày hoặc theo mùa về tải lượng xả thải. Mặc dù có sự khác biệt về tải lượng hữu cơ, chất dinh dưỡng, các HTXLNT phải duy trì hiệu suất xử lý ổn định bằng hệ thống hiện đại hơn.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất cung cấp đầy đủ dịch vụ XLNT đô thị và công nghiệp. Chúng tôi thiết kế hệ thống với các tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu cùng với ứng dụng công nghệ xử lý phù hợp về hiệu suất xử lý. Các kỹ sư công trình của chúng tôi luôn đảm bảo việc xây dựng hệ thống hoàn chỉnh, ổn định về hiệu suất, tiết kiệm năng lượng cùng với khả năng tái sử dụng nước thải. Hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để Hợp Nhất tư vấn dịch vụ trong thời gian sớm nhất.