Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Phương pháp xử lý nước thải thuộc da thường dùng


3746 Lượt xem - Update nội dung: 22-08-2022 10:57

Đã kiểm duyệt nội dung

Sản xuất thuộc da được xem là ngành có lịch sử lâu đời nhất so với các ngành nghề khác. Trên thế giới có khá nhiều địa điểm có ngành thuộc da có bước phát triển rực rỡ nhờ công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm vượt trội cũng như nguồn nhân công có kinh nghiệm dồi dào. Ở Việt Nam, ngành da phát triển khá “chậm rãi” vì dây chuyền sản xuất còn khá lạc hậu, nguồn nhân công chưa có tay nghề cao cũng như công nghệ - kỹ thuật chưa được cải tiến.

Tuy nhiên, ngành thuộc da lại đứng trong top ngành nghề có mức độ ô nhiễm phức tạp và khó xử lý nhất. Xử lý nước thải thuộc da cũng tương tự xử lý nước thải công nghiệp, cần chú trọng đến các hóa chất cũng như lượng chất hữu cơ, dầu mỡ, chất vô cơ,… khi tiếp xúc trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và gây khó khăn cho các công tác xử lý môi trường.

xử lý nước thải thuộc da

1. Nguồn gốc phát sinh nước thải thuộc da

  • Giai đoạn bảo quản: sử dụng lượng muối NaCl từ 10 – 300 tấn, nước rửa da ở giai đoạn này chứa nhiều tạp chất bẩn, máu cũng như phân của động vật dùng để chế biến.
  • Giai đoạn hồi tươi: thành phần chủ yếu chứa NaOCl, Na2CO3, nồng độ pH từ 7,5 – 8,0, chứa nhiều protein, chất bẩn thì nước thải trong giai đoạn này rất nhanh bị phân hủy và thối rữa.
  • Giai đoạn ngâm vôi và khử lông: chứa nhiều muối NaCl, vôi, chất rắn lơ lửng (lông vụn, vôi, chất hữu cơ, S2-). Nồng độ pH chủ yếu ở đây dao động từ 11 – 12,5.
  • Giai đoạn khử vôi và làm mềm da: hàm lượng chất hữu cơ cao, tính kiềm cùng hàm lượng nito cao tồn tại dưới dạng amon hoặc amoniac.
  • Giai đoạn làm xốp: nước thải mang tính axit
  • Giai đoạn thuộc da: hàm lượng axit cùng Cr3+ cao, nước thải có màu xanh, chất thuốc, chất thuốc nhuộm cùng lượng dầu mỡ động vật xuất hiện khá nhiều.

2. Quy trình xử lý nước thải thuộc da

Nước thải thuộc da bao gồm 2 dòng thải: nước thải từ công đoạn sản xuất và nước thải chứa Crôm

Đối với nguồn nước thải chứa Crôm

  • Nước thải chứa crôm được thu gom và xử lý bằng cách cho dòng nước chạy qua song chắn rác nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải có kích thước lớn. Sau đó dẫn nước qua bể trộn đồng thời thêm dung dịch NaOH để tạo kết tủa Crôm (Cr(OH)3). Ngoài ra nước thải này mang tính axit nhờ NaOH giúp cân bằng và tạo tính kiềm.
  • Bể lắng tiếp nhận nguồn nước, Crôm kết tủa lắng cặn và Cr3+ cũng được triệt để hoàn toàn. Nguồn nước sau đó được dẫn về hệ thống tập trung để xử lý nước thải thuộc da.

Đối với nguồn nước thải từ công đoạn sản xuất

  • Nước thải từ giai đoạn sản xuất và xử lý crom tập trung tại hố thu gom. Giai đoạn này cũng có sự xuất hiện của song chắn rác nhằm tránh tình trạng hư hỏng và tạo điều kiện thuận lợi xử lý nước thải về sau.
  • Bể điều hòa tiếp nhận nguồn nước và tiến hành sục khí liên tục nhằm điều chỉnh lưu lượng và nồng độ của nguồn nước. Hiện tượng sục khí vừa làm xáo trộn chất rắn vừa tránh xảy ra hiện tượng yếm khí xảy ra.
  • Bể tuyển nổi thực hiện nhiệm vụ tách dầu mỡ cũng cặn lơ lửng nhờ quá trình sục khí. Sự hình thành các bọt khí đồng thời kéo theo các chất cặn bám dính và được vớt ra ngoài nhờ thiết bị vớt bọt định kỳ.
  • Bể keo tụ - tạo bông tiếp nhận nguồn nước. Hóa chất keo tụ PAC, polyme được thêm vào giúp liên kết chất cặn cùng hạt keo tạo nên những bông cặn có kích thước lớn hơn.

Xử lý nước thải thuộc da

  • Bể lắng 1 thực hiện vai trò lắng các bông cặn được hình thành ở giai đoạn trước đó. Phần bùn cặn lắng được đem đi xử lý định kỳ. Phần nước sạch tiếp tục đi qua giai đoạn xử lý sinh học.
  • Bể Aerotank diễn ra quá trình sinh học. Nhờ vi sinh học hiếu khí được hình thành và phát triển nhờ hệ thống thổi khí cung cấp đầy đủ nguồn oxy. VSV hiếu khí hấp thụ và phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải để tăng sinh khối cũng như tái tạo tế bào mới.
  • Bể lắng 2 giúp phần cặn bùn lắng hiệu quả. Phần bùn được dẫn về bể chứa bùn để xử lý. Phần nước được tuần hoàn ngược trở lại bể Aerotank để đảm bảo sự phát triển thuận lợi của hệ VSV.
  • Bể khử trùng là giai đoạn xử lý nước thải ô nhiễm cuối cùng. Hóa chất khử trùng được thêm vào nguồn nước giúp xử lý vi khuẩn, sinh vật cũng như mầm bệnh còn sót lại.

--> Nước thải sau xử lý phải đạt chuẩn 40:2011/BTNMT.

Dịch vụ xử lý nước thải thuộc da ở công ty môi trường Hợp Nhất cam kết cung cấp phương pháp xử lý kết hợp hoàn hảo với công nghệ tốt nhất hiện nay để vừa đảm bảo xử lý triệt để nguồn nước ô nhiễm vừa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối từ Quý khách hàng. Hotline: 0938.089.368 luôn trong tư thế sẵn sàng tư vấn và tiếp nhận nhu cầu của Quý khách hàng!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:31 17-05-2024)
Tháp xử lý khí thải scrubber hay còn được gọi là tháp rửa khí scrubber là thiết bị có hình trụ tròn hoặc hình chữ ...
(09:47 16-05-2024)
Các loại tháp xử lý mùi thường có hình dạng bề ngoài giống nhau nhưng khác về cấu trúc bên trong, phổ biến nhất là ...
(11:20 15-05-2024)
Tháp hấp phụ than hoạt tính hay còn được gọi là tháp than hoạt tính là thiết bị dùng để xử lý mùi các loại khí ...
(16:00 14-05-2024)
Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí là quá trình xử lý nước thải trong điều kiện yếm khí (không có khí oxy).
(08:35 14-05-2024)
Nước cấp vào có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bia và hiệu quả kinh tế của sản phẩm và đó là lý do ...
(09:53 13-05-2024)
Đối với nước cấp dùng cho mục đích ăn uống, cần xử lý đạt quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768