Ứng dụng công nghệ nào xử lý nước thải tòa nhà?
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, các tòa nhà văn phòng xuất hiện ngày càng nhiều vì nhu cầu làm việc của hàng loạt công ty, doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên điều này lại đặt ra vấn đề lớn đối với chủ đầu tư để xử lý nước thải tòa nhà sao cho mọi nguồn thải được thu gom và xử lý bằng hệ thống được thiết kế, vận hành hoàn chỉnh nhất.
1. Tại sao phải xử lý nước thải tòa nhà?
- Giúp duy trì sự ổn định, tính bền vững và hiệu quả hoạt động của các tòa nhà trong việc giải quyết triệt để các vấn đề do nước thải gây ra.
- Giúp chủ đầu tư xây dựng hình ảnh, không gian làm việc lành mạnh, an toàn. Vì nhiều doanh nghiệp luôn ưu tiên những không gian làm việc thông thoáng, xanh, sạch đẹp và thân thiện với môi trường.
Không phải ngẫu nhiên mà chủ đầu tư phải bỏ tiền chỉ để thiết kế hệ thống hoạt động với công suất từ vài m3 cho đến hàng chục thậm chí hàng trăm m3 nước thải tại các tòa nhà. Tùy theo quy mô, số lượng người mà người ta sẽ tính toán chi tiết lưu lượng nước thải, khối lượng nguồn thải đầu vào mà thiết kế hệ thống hoạt động đúng công suất.
Tâm lý chung của nhiều chủ đầu tư không muốn bỏ ra số tiền từ vài trăm đến vài tỷ đồng chỉ để vận hành hệ thống xử lý tốn kém từ hóa chất, năng lượng đến chi phí thuê nhân công quản lý. Vì thế nhiều tòa nhà chỉ xây dựng hệ thống mang tính đối phó với cơ quan chức năng hoặc không cải tạo – bảo trì hệ thống XLNT định kỳ.
2. Vì sao phải ứng dụng công nghệ xử lý hiện đại?
- Những phương pháp xử lý truyền thống không chỉ tốn kém mà hiệu quả xử lý chưa đạt yêu cầu khi nhiều chỉ tiêu như N, P, COD, BOD, kim loại,… sau xử lý vẫn không đạt quy chuẩn.
- Những tòa nhà thường tọa lạc vị trí trung tâm thành phố, đô thị với chi phí đất đắc đỏ nên việc xây dựng hệ thống phải được cân nhắc đến hệ thống xử lý mới, chiếm ít diện tích, kết hợp ứng dụng thêm nhiều thiết bị, modun gọn nhẹ, linh hoạt hơn.
- Công nghệ xử lý nước thải thông thường sẽ yêu cầu sục khí, cần hóa chất, cung cấp nguồn điện năng lớn để vận hành HTXLNT hoạt động tối ưu. Trong khi đó nhiều công nghệ mới lại hướng đến chức năng xử lý tiên tiến, không dùng hóa chất và tập trung áp dụng vào những nguồn năng lượng tái tạo, tiết kiệm chi phí hơn.
3. Các công nghệ xử lý nước thải tòa nhà
3.1. Công nghệ bể phản ứng sinh học màng MBR
- Một trong những công nghệ xử lý tiên tiến nhất hiện nay thường dùng là bể sinh học màng MBR. Thay thế cho bể aerotank truyền thống, MBR là lựa chọn lý tưởng để xử lý nước thải sinh hoạt gia đình, tòa nhà, chung cư, khu dân cư,…
- Đối với màng MBR, nước thải chảy qua màng, chỉ cho phép nước sạch đi qua sợi rỗng trước khi đưa về hệ thống thu nước. Khi đó, vi sinh vật hiếu khí sẽ hấp thụ và phân hủy chất hữu cơ.
- Khác với những công nghệ khác, MBR tích hợp cơ chế tự rửa ngược có tác dụng rửa sạch màng, ngăn chặn tắc nghẽn trong quá trình xử lý.
- Bể MBR cũng thay thế bể lắng – lọc – trung gian – bể khử trùng, trường hợp hệ thống XLNT có công suất lớn thường lắp thêm bể lắng để quá trình xử lý hiệu quả hơn.
3.2. Quy trình MBBR kết hợp hiếu khí – thiếu khí
- MBBR mang lại nhiều tính năng xử lý ưu việt vì bể xử lý với thời gian lưu nước từ 3 – 4 giờ, tiết kiệm công suất cho máy thổi khí, tiết kiệm ½ diện tích xây dựng hệ thống.
- Ngăn hiếu khí kết hợp với giá thể vi sinh làm nơi dính bám lơ lửng của VSV trong môi trường sục khí liên tục cung cấp oxy thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tạo ra sinh khối mới.
- Ngăn thiếu khí thực hiện chức năng loại bỏ N, P, COD, BOD thông qua quá trình nitrat hóa, photphoric. Để 2 quá trình này diễn ra thuận lợi, tại bể Anoxic phải lắp đặt thêm máy khuấy trộn chìm với tốc độ khuấy phù hợp.
- Sau khi trải qua quy trình xử lý trên, nước thải đi qua bể lắng sinh học và bể khử trùng đạt chuẩn xả thải ra ngoài môi trường.
Nếu Quý Khách hàng cần đầu tư hệ thống XLNT, lựa chọn công nghệ xử lý đảm bảo khả năng làm sạch nước tối ưu, quản lý vận hành – bảo trì dễ dàng, chi phí thấp thì hãy liên hệ ngay Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768.