Xử lý nước thải trang trại chăn nuôi Heo Bò Gà
Đã kiểm duyệt nội dung
Chăn nuôi là ngành cung cấp thực phẩm thiết yếu ở nước ta, đây được xem là ngành kinh tế quan trọng khi đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế nước nhà. Các trang trại chăn nuôi ở nước ta hiện nay rất đa dạng về quy mô. Tuy nhiên lượng nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi là vấn đề đáng lo ngại cho môi trường. Tương tự như các ngành nghề khác, xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo bò gà cần được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định để tránh gây ô nhiễm môi trường.
1. Nguồn phát sinh nước thải từ các trang trại chăn nuôi
- Nước rửa vệ sinh chuồng trại;
- Nước thải rửa, nước tắm gia súc;
- Phân, nước tiểu của gia súc;
- Nước mưa chảy tràn bề mặt;
- Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân.
2. Đặc điểm thành phần trong nước thải trang trại chăn nuôi
Các thành phần chính cần phải loại bỏ trong nước thải chăn nuôi heo để đảm bảo khi xả ra môi trường an toàn cho nguồn tiếp nhận.
- Chất hữu cơ: Chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm đến 70 – 80% lượng nước thải trong đó có acid amin, chất béo, hydrat carbon, thức ăn thừa,
- Chất vô cơ: Chất vô cơ chiếm 20 – 30% gồm các thành phần như ure, đất, cát, muối, muối, chlorua, ammonium, v.v….
- Vi sinh vật gây bệnh: Ký sinh trùng, ấu trùng, giun sán, nấm, nấm men, các virus gây bệnh.
- Hàm lượng nito và photpho: Tổng lượng photpho trong nước thải chăn nuôi heo từ 39 – 94 mg/l, tổng lượng nitơ dao động từ 571 – 1026 mg/lít.

2.1. Đặc điểm nước thải đầu vào
STT |
CHỈ TIÊU |
ĐƠN VỊ |
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH |
1 |
pH |
mg/l |
5 -8 |
2 |
BOD5 |
mg/l |
3500 - 4500 |
3 |
TSS |
mg/l |
200 - 300 |
4 |
Amoni (tính theo nitơ) |
mg/l |
250 - 300 |
5 |
Nitrat (tính theo nitơ) |
mg/l |
10 - 20 |
6 |
COD |
mg/l |
3700 - 5000 |
7 |
Coliform |
MPN/100ml |
25,000 |
2.2. Ảnh hưởng của nước thải trang trại chăn nuôi
- Gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước.
- Phú dưỡng nguồn nước (hiện tượng suy giảm nguồn nước), ảnh hưởng đến cây trồng.
- Tạo điều kiện cho các vi khuẩn độc hại sinh trưởng và phát triển.
Có thể thấy, mặc dù không chứa các chất độc hại như các ngành công nghiệp khác nhưng nước thải chăn nuôi cũng chứa nhiều thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái, vì vậy cần được xử lý an toàn.

3. Quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi
Quy chuẩn kỹ thuật chăn nuôi được áp dụng riêng cho nước thải chăn nuôi, quy định giá trị tối đa cho phép của các chỉ số ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. (Theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi biên soạn)
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1 |
pH |
- |
6-9 |
5,5 - 9 |
2 |
BOD5 |
mg/l |
40 |
100 |
3 |
COD |
mg/l |
100 |
300 |
4 |
Tổng chất rắn lơ lửng |
mg/l |
50 |
150 |
5 |
Tổng Nitơ (theo N) |
mg/l |
50 |
150 |
6 |
Tổng Coliform |
MPN hoặc CFU/100 ml |
3000 |
5000 |
Trong đó:
- Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi.
- Cột A: Nước sau khi xử lý được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Cột B: Nước thải sau khi xử lý không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
4. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo
Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo thường được áp dụng:
4.1. Xử lý nước thải trang trại chăn nuôi bằng hệ thống hầm biogas yếm khí
Đây là phương pháp rất phổ biến ở nước ta, thường được thiết kế ở dạng vòm hình cầu để dễ thu khí biogas.
- Ưu điểm:
- Hạn chế lượng nước thải xả trực tiếp ra môi trường.
- Chuyển hóa các loại khí độc hại như: H2S, CO2, CH4 thành nhiên liệu thắp sáng hoặc đốt.
- Phần bùn cặn còn lại trong hầm biogas được tận dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.
- Nhược điểm:
- Chỉ thích hợp với những nơi có quy mô nhỏ hoặc quy mô hộ gia đình.
- Chưa giải quyết triệt để hàm lượng nitơ, photpho và COD trong nước thải. Vì vậy, để an toàn cho nguồn tiếp nhận, nước thải sau khi được xử lý trong hầm biogas cần được tiếp tục xử lý.

4.2. Xử lý nước thải trang trại chăn nuôi bằng công nghệ sinh học
- Bể lắng cát: Trong nước thải chăn nuôi heo có chứa một lượng đất, cát, vì vậy chúng cần được tách ra khỏi nước thải để tranh ăn mòn thiết bị ở những giai đoạn xử lý tiếp theo.
- Hầm biogas: Giữ vai trò khử lượng lớn chất hữu cơ nhằm làm giảm lượng khí độc được sinh ra, tiêu diệt mầm bệnh có trong nước thải chăn nuôi, đồng thời tạo ra một lượng khí đốt có thể phục vụ cho các hoạt động trong cuộc sống của con người.
- Bể điều hòa: Là nơi điều hòa lưu lượng dòng chảy, đồng thời khuấy trộn nước thải, giúp cho các chất hữu cơ ô nhiễm được trộn đồng đều khắp bể, tránh bị shock tải trọng ở các công trình xử lý tiếp theo.
- Bể xử lý UASB: Nước thải được dẫn từ dưới đáy bể lên và được phân phối đồng đều trước khi chảy ngược lên trên, chảy qua lớp đệm bùn sinh học gồm các sinh khối nhằm tiêu diệt các chất bẩn hữu cơ. Đồng thời xuất hiện các bọt khí metan và cacbonic nổi lên trên và sau đó chúng được thu bằng cách chụp khí và được dẫn ra khỏi bể.
- Bể Anoxic: Vi sinh vật kỵ khí thực hiện nhiều phản ứng hoá sinh để phân huỷ, biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành dạng đơn giản hơn để dễ dàng xử lý.
- Bể Aerotank: Vi sinh vật hiếu khí sinh vật thực hiện oxy hoá các chất hữu cơ có trong hệ thống xử lý nước thải. Tại bể, khí được cấp liên tục vào bể nhằm trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong hỗn hợp nước thải. Vi sinh vật xử lý các chất lơ lửng, và hấp thụ nitơ và photpho để làm thức ăn, chuyển hoá chúng thành đơn giản và biến đổi thành các tế bào mới.
- Bể lắng sinh học: Tách bùn ra khỏi nước thải, một phần bùn được bơm tuần hoàn trở về bể aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh trong bể.
- Bể khử trùng: Khử các vi khuẩn, vi rút còn sót lại trong nước thải bằng hóa chất chlorine để đảm bảo nước thải đáp ứng tiêu chuẩn xả thải khi xả ra nguồn tiếp nhận.
5. Dịch vụ xử lý nước thải chăn nuôi
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải, Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất chuyên xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo, bò, gà và các loại nước thải khác.
Tùy vào đặc điểm tính chất nước thải, lưu lượng xả thải và quy mô hoạt động mỗi trang trại mà bộ phận công nghệ của Hợp Nhất sau khi kiểm tra, phân tích, đo đạc mẫu nước thải sẽ đề xuất phương pháp xử lý phù hợp nhất với điều kiện thực tế của mỗi khách hàng.
Bất cứ lúc nào quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi, vui lòng liên hệ với Cong ty Moi Truong Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ cụ thể.
Có thể bạn quan tâm: Xử lý nước thải ao nuôi tôm