5 phương pháp xử lý nước thải xi mạ tối ưu nhất
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngành xi mạ phát triển đồng nghĩa với việc nhiều tác động môi trường tiêu cực ngày càng lớn liên quan trực tiếp đến nước thải. Hiện trạng các cơ sở xi mạ hoạt động ở quy mô nhỏ, lẻ nên chưa đầu tư công nghệ, phương án xử lý nước thải xi mạ hiệu quả.
Chính vì nguồn nước thải phát sinh không nhiều nhưng nồng độ kim loại nặng, chất độc hại, dung môi cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh.
Đặc tính của nước thải xi mạ là gì?
- Nguồn nước thải này chứa lượng lớn muối vô cơ và kim loại nặng như Cu, Zn, Cr, Ni,... cùng các chất độc như xyanua, sunfat, amoni, cromat.
- Chất hữu cơ gồm dung môi, BOD, COD nồng độ thấp.
- Chất tẩy rửa bề mặt, chất phụ gia, pH dao động mạnh từ tính axit đến bazo.
- Ngoài ra nước thải còn chứa dầu mỡ, hạt huyền phù.
5 phương pháp xử lý nước thải xi mạ
Có thể thấy rằng các công nghệ lọc màng, xử lý sinh học, hấp phụ, trao đổi ion hay hóa học có thể được sử dụng để loại bỏ kim loại trong nước thải xi mạ. Các kỹ thuật xử lý gồm:
Hấp phụ (sử dụng chất hấp phụ sinh học và tổng hợp)
- Liên quan đến sự kết dính các ion, nguyên tử, phân tử trong pha rắn, pha lỏng hòa tan trên bề mặt.
- Hấp phụ dựa trên cơ chế thuận nghịch giúp tiết kiệm chi phí, linh hoạt, tạo ra nước thải chất lượng.
- Các yếu tố ảnh hưởng gồm nồng độ chất ô nhiễm, pH, tốc độ dòng chảy, cặn bẩn.
Bể phản ứng sinh học
- Các phản ứng xảy ra liên tục do VSV tác động trực tiếp tới chất hoạt động sinh học.
- Môi trường cho phép vsv phân hủy hết chất bẩn dưới cơ chế hiếu khí hoặc thiếu khí.
- Hệ thống yêu cầu phải hoạt động liên tục, kiểm soát nhiệt độ, cấu tạo đơn giản.
- Các yếu tố ảnh hưởng gồm pH, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nồng độ chất ô nhiễm.
Kết tủa hóa học
- Bao gồm chuỗi phản ứng hóa học với ion kim loại tạo thành chất kết tủa không hòa tan và sau đó được xử lý thông qua kỹ thuật lắng, lọc.
- Đông tụ gồm quá trình trung hòa điện tích nước thải và hình thành khối chất rắn lớn bị giữ lại qua quá trình lọc.
- Keo tụ dưới tác dụng của chất trợ keo tụ thông qua khuấy/trộn đều để kết tụ các hạt.
- Các kỹ thuật xử lý hóa học được cho thích hợp tăng cường khử chất khó phân hủy trong các HTXLNT vì chi phí thấp, khả năng xử lý nước thải lớn, hiệu quả trên phạm vi pH rộng và vận hành khá đơn giản.
- Yếu tố ảnh hưởng gồm sự hiện diện các hợp chất khác nhau, pH, liều lượng hóa chất và xử lý bùn thải.
Xử lý nước thải xi mạ bằng lọc màng
- Siêu lọc (UF) hoạt động ở áp suất thấp loại bỏ hạt keo và chất hòa tan.
- Thẩm thấu ngược (RO) sử dụng màng bán thấm cho phép chất lỏng đi qua và giữ lại chất gây ô nhiễm. Màng thẩm thấu ngược yêu cầu áp suất cao và khả năng phục hồi của màng.
- Lọc nano (NF) là quá trình trung gian giữa RO và UF. Màng dễ vận hành, mức độ tin cậy và hiệu quả cao.
- Ưu điểm của phương pháp màng lọc có tính chọn lọc cao, yêu cầu không gian nhỏ.
- Yếu tố ảnh hưởng gồm nồng độ chất gây ô nhiễm, trọng lượng phân tử các chất, đặc điểm của nước chưa qua xử lý.
Trao đổi ion xử lý nước thải xi mạ
- Nhựa trao đổi ở dạng rắn tự nhiên hay tổng hợp đều thúc đẩy quá trình trao đổi ion với kim loại cần xử lý.
- Nhựa tổng hợp được sử dụng với hiệu suất cao hơn khi chất trao đổi cation có tính axit mạnh.
- Ưu điểm của quy trình xử lý cần ít thời gian, không tạo ra bùn nhưng chỉ có một số loại nhựa thích hợp để loại bỏ kim loại.
- Những tác nhân ảnh hưởng gồm pH, nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, nồng độ kim loại, điện tích ion.
Hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn cac giải pháp xử lý nước thải nói chung và nước thải xi mạ nói riêng tối ưu nhất. Chúng tôi sẽ cung cấp những phương pháp xử lý tốt nhất, phù hợp với đặc tính cùng chi phí đầu tư hợp lý khi khách hàng lựa chọn dịch vụ của chúng tôi.