Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Xử lý ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy


1339 Lượt xem - Update nội dung: 19-05-2020 09:27

Đã kiểm duyệt nội dung

Sông Nhuệ - sông Đáy chảy qua khu vực các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình và Nam Định. Nhưng trong thời gian qua con sông này liên tục bị ô nhiễm và có xu hướng tăng lên mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý môi trường.

Xử lý ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy

Tình hình ô nhiễm tại sông Nhuệ - Đáy ngày càng lan rộng

Hầu hết cá nguồn nước thải vào hệ thống sông hầu như chưa được xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ sài chưa loại bỏ hết tạp chất ô nhiễm. Trong khi quy định các KCN phải xây dựng HTXLNT và xử lý nước thải tuân thủ các quy định thì chỉ có khoảng 30% CCN chỉ xây dựng trạm xử lý tập trung. Về cơ bản các hoạt động xử lý nước thải làng nghề chưa được thu gom và xử lý đúng tiêu chuẩn.

Và mối lo ngại lớn nhất đó chính là nước thải sinh hoạt chiếm hơn 70% đổ thẳng vào sông Nhuệ - Đáy mà không được xử lý. Qua kết quả kiểm tra cho thấy sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội ô nhiễm DO, COD, BOD5, N-NH4+ và sông Đáy chảy qua Tế Tiêu xuống Trung Hiếu Hạ có hàm lượng N-NH4+ khá cao.

Trên đoạn chính sông Đáy đoạn chảy qua nội thành Hà Nội nước sông bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt lớn. Sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nam chất lượng nước vẫn duy trì ở mức kém trong mùa khô. Nhưng đến mùa mưa nước sông pha loãng cùng các tạp chất ô nhiễm khác.

Vướng mắc còn tồn đọng trong việc xử lý nước sông Nhuệ - Đáy

Ô nhiễm trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy nhìn chung do thiếu kinh phí xây dựng các dự án về BVMT. Chẳng hạn việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị, xử lý CTR, xử lý nước thải phòng khám đa khoa, nạo nét hoặc quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp rác thải còn gặp nhiều hạn chế do kinh phí đầu tư quá lớn.

Bên cạnh đó, vấn đề trao đổi thông tin dữ liệu về ô nhiễm giữa các địa phương tuy được cải thiện nhưng thiếu sự phối hợp các ban ngành liên quan. Công tác BVMT còn gặp nhiều khó khăn vì công tác thống kê, điều tra nguồn thải chưa được thực hiện đồng bộ.

Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường lưu vực sông chưa cao nên gây ra nhiều hậu quả về môi trường, các doanh nghiệp hoạt động còn lơ là và chưa nhận thức việc gắn kết phát triển kinh tế với các vấn đề môi trường, do đó có rất nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường dẫn đến bị các cơ quan môi trường xử phạt theo quy định của pháp luật.

Xử lý ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy

Tăng cường công tác xử lý nước thải sông Nhuệ - Đáy

Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy đề ra mục tiêu năm 2020 phải tiến hành cải tạo và giảm thiểu ô nhiễm đến mức thấp nhất. Để thực hiện mục tiêu này cần điều tra, đánh giá và phân loại nguồn thải, xây dựng cơ sở dữ liệu, khoanh vùng các khu vực tiềm ẩn gây ra sự cố môi trường. Các dự án tại mỗi địa phương cần được quản lý và kiểm soát, tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường và đề xuất các biện pháp trong xử lý chất thải.

Cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, nhất là các nguồn thải > 200 m3/ngày đêm. Có phương án lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng nước tự động trên sông Đáy với phần mềm cơ sở dữ liệu truyền tải liên tục về cơ quan môi trường quản lý. Tổ chức xác định và cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đối với nước thải nông nghiệp, Sở NN&PTNT có kế hoạch kiểm soát nước thải, chất thải để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tại các kênh rạch, mương tưới tiêu. Đối với Sở Công thương và Ban Quản lý KCN đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải tập trung tại các KCN, CCN, làng nghề đảm bảo nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Tăng cường kiểm tra và rà soát việc chấp hành nhiệm vụ BVMT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

Kiểm soát các nguồn xả thải và thường xuyên đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy trước khi chảy vào địa phận các tỉnh hạ lưu. Phối hợp với Bộ NN&PTNT trong công tác thẩm định và cấp phép xả thải vào các công trình thủy lợi cũng như chú trọng công tác hậu kiểm tra để tăng cường biện pháp phòng ô nhiễm xảy ra.

Ngoài ra, các địa phương cần xây dựng nhiều kế hoạch quy hoạch nhiều điểm tập kết CTR, thường xuyên tổ chức thu gom và xử lý CTR, chuyển giao những công nghệ xử lý ưu việt, chấm dứt và xử lý nghiêm các hành vi xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:26 12-09-2024)
Quy trình xử lý nước thải ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản diễn ra như thế nào? Công nghệ và phương ...
(09:58 11-09-2024)
Để tạo ra các sản phẩm bao bì chất lượng, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, trong đó những công đoạn ...
(16:24 10-09-2024)
Tuy nhiên mặt trái của ngành sản xuất bao bì carton là lượng chất thải đến môi trường mà cụ thể là nước thải ...
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768