Xử lý ô nhiễm từ các lò gạch thủ công
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo ước tính của Bộ Xây dựng, để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung phải tiêu tốn hết 1,5 triệu m3 đất sét, 150 nghìn tấn than và thải ra môi trường 1/2 triệu tấn CO2. Trong thời gian tới, các địa phương cả nước xóa bỏ các lò gạch thủ công sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch và phát triển vật liệu xây dựng không nung.
Theo điều tra, hiện nước ta có khoảng 1.200 lò gạch còn sử dụng công nghệ lạc hậu bao gồm 550 cơ sở lò vòng và 650 cơ sở lò thủ công. Mỗi lò gạch cần đến nhân công lớn để thực hiện các giai đoạn như làm đất, ra lò, vô lò, phơi gạch, cộ gạch, đổ than. Đặc biệt, giai đoạn nung phát sinh khói bụi lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng.
1. Tác hại từ lò gạch thủ công đối với môi trường
Hệ lụy từ lò gạch thủ công cho môi trường khá lớn. Vấn đề sử dụng than, củi để đốt lò thải ra hàng loạt khí thải độc hại như SO2, SO3, CO2, CO, NOx. Ngoài ra còn chứa nhiều hợp chất độc hại có khả năng gây ung thư cao như CH4, benzen và hợp chất hữu cơ nhân thơm rất nguy hiểm.
Đối với gạch thủ công phải cần nhiều vật liệu, khoáng sản không tái tạo, nhiên liệu hóa thạch, thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính và người lao động thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu sản xuất gạch đang dần cạn kiệt do lượng phù sa bồi đắp ở ven sông không còn nhiều.
2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các lò gạch thủ công
Doanh nghiệp muốn sản xuất gạch thủ công nhưng để hoạt động đúng quy định của pháp luật thì họ bắt buộc phải làm đtm. Nhưng khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp lại gây ô nhiễm nước, không khí nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Vì thế mà mặc dù có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý nhưng có rất nhiều trường hợp hoạt động lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để tránh việc thanh, kiểm tra từ cơ quan chức năng, các cơ sở phải thống kê, kiểm kê và lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục.
Các cơ sở phải giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải đảm bảo được xử lý hoàn toàn, không rò rỉ và phát tán khí độc hại ra ngoài môi trường. Quan trọng hơn, cần chú trọng đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Thường xuyên theo dõi, quản lý và kiểm soát hệ thống như lưu lượng, thông số vận hành, lượng nước và hóa chất sử dụng.
Việc chấp hành các phương pháp xử lý bụi hiệu quả, các cơ sở cần kiên quyết xử lý triệt để, đảm bảo môi trường sống cho người dân và tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn khí thải hiện hành.
3. Hướng đi mới đầy triển vọng cho gạch không nung
Trong khi lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì việc áp dụng công nghệ lò gạch theo kiểu không nung trở thành giải pháp hữu hiệu hơn. Với cách này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm và mang đến nhiều giá trị kinh tế hơn.
Gạch không nung là hướng đi mới bền vững hơn để giảm sử dụng nhu cầu đất, giảm sử dụng than, ngăn chặn ô nhiễm và phát triển theo mục tiêu tăng trưởng xanh. Gạch không nung có nhiều lợi thế hơn so với gạch thủ công, cần ít nhân công, không gây ô nhiễm môi trường.
Ngày càng xuất hiện nhiều nhà máy sản xuất gạch theo công nghệ tiên tiến. Với quy trình bảo dưỡng được kiểm soát, chặt chẽ và đảm bảo chất lượng gạch ổn định. Công nghệ sản xuất gạch không nung với nhiều ưu điểm như quy trình sản xuất đơn giản, viên gạch có độ chính xác cao, cường độ chịu nén lớn, cách nhiệt tốt, kích thước gạch phù hợp giảm thao tác thi công và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
Để được tư vấn chi tiết về cách xử lý khí thải từ các lò gạch, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp đến công ty môi trường Hợp Nhất để nhận hỗ trợ!