Xử lý sinh học nước thải nhà máy sữa
Đã kiểm duyệt nội dung
Lĩnh vực công nghệ chế biến sữa hoạt động ở quy mô lớn và yêu cầu xử lý nước thải chặt chẽ càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Bài viết hôm nay sẽ đưa ra các quy trình XLNT sinh học khác nhau, tập trung vào phương pháp hiếu khí – kỵ khí cùng những ưu/nhược điểm của nó liên quan đến khả năng xử lý.
Đăc điểm của nước thải nhà máy sản xuất sữa
Nước thải ngành chế biến sữa chủ yếu từ giai đoạn làm sạch, rửa, khử trùng, làm ấm và làm mát nên yêu cầu lượng nước sử dụng rất lớn. Nhưng phần lớn nước thải bắt đầu từ quá trình sản xuất. Sự biến động về số lượng và chất lượng nước thải là vấn đề nan giải vì yêu cầu dây chuyền công nghệ riêng biệt. Do đó sự thay đổi thành phần nước thải ảnh hưởng không nhỏ đến các hệ thống XLNT.
Nước thải tẩy rửa phát sinh trực tiếp từ sản phẩm sữa như váng sữa, nước ép, nước muối với hơn 90% chất hữu cơ đến từ sữa và chất cặn bã. Vì thế nước thải có nồng độ ô nhiễm rất cao cần được xử lý. Bên cạnh đó, nước thải chế biến sữa có nhiệt độ lớn, giá trị pH thay đổi liên tục, TSS, BOD, COD, tổng nito, tổng photpho, chất béo, dầu mỡ rất lớn.
Công nghệ sinh học XLNT nhà máy sữa
Đối với xử lý hiếu khí
Một trong những phương pháp đáng tin cậy để làm sạch nước thải là loại bỏ sinh học, và xử lý hiếu khí được nhắc đến nhiều nhất. Hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí thông thường và bộ lọc không thích hợp vì khi COD hòa tan trong nước dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi làm cản trở quá trình xử lý.
Để cải thiện những thách thức liên quan về chất béo, tắc nghẽn màng sinh học dẫn đến mất sinh khối, tắc nghẽn bộ lọc hay giảm hiệu suất thì những công nghệ dưới đây sẽ là giải pháp lý tưởng nhất:
- Bể phản ứng theo mẻ trình tự (SBR) được ưu tiên để XLNT sữa vì khả năng thích ứng cũng như tính linh hoạt của nước thải. Công nghệ này được chứng minh loại bỏ tốt COD, TSS, BOD, TP cũng như tạo ra lượng bùn dư thấp hơn. Ngoài nước thải nhà máy sữa, SBR còn ứng dụng để xử lý nước thải nhà máy giấy, dệt nhuộm cùng nhiều loại nước thải công nghiệp khác.
- Bê phản ứng màng sinh học chuyển động MBBR với hiệu suất rất cao, thể tích bể phản ứng nhỏ, dễ cải tạo, mở rộng cũng như nâng cấp hệ thống khi cần thiết.
Đối với xử lý kỵ khí
Kỵ khí được đánh giá phù hợp hơn để xử lý nước thải vì khả năng thích ứng với cường độ cao và tiết kiệm hơn so với quy trình hiếu khí. Nếu được vận hành đúng cách nó sẽ không tạo ra mùi hôi khó chịu. Mức độ ô nhiễm hữu cơ cao tạo điều kiện cho quá trình phân hủy kỵ khí được ưa chuộng hơn hiếu khí. Điều này đòi hỏi sự phát triển của nhiều công nghệ lên men, hiệu quả và bền vững hơn. Các công nghệ kỵ khí thường dùng như:
- Bể phản ứng bùn kỵ khí dòng chảy ngược (UASB) thích hợp với nguồn thải có nồng độ COD lớn. Đồng thời nó còn có khả năng tạo ra lượng khí metan lớn nên thường ứng dụng để XLNT cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Bộ lọc kỵ khí (AF) áp dụng với dòng thải có nồng độ TSS thấp. Vật liệu riêng trong hệ thống có diện tích bề mặt lớn giúp tích tụ sinh khối cao hơn.
- Hệ thống hybrid là bể phân hủy tiếp xúc kỵ khí với khả năng khử COD trên 80 – 95% trong điều kiện ưa nhiệt.
- Bể phản ứng sinh học tầng kỵ khí (PBB) thường dùng XLNT nhà máy sữa chứa nhiều chất hữu cơ.
- Ứng dụng màng trong hệ thống kỵ khí cũng là lựa chọn tốt để cải thiện quá trình lọc nước thải ở nồng độ cao. Việc áp dụng hệ thống siêu lọc giúp giữ lại sinh khối cao hơn.
Hoặc sự kết hợp giữa hệ thống hiếu – kỵ khí trở thành giải pháp xử lý hiệu quả hơn. Nhưng cần nhiều thiết bị hỗ trợ tiên tiến nhằm đáp ứng chất lượng nước sau xử lý. Còn rất nhiều công nghệ khác giúp bạn kiểm soát và xử lý tốt nước thải của mình. Vì thế, nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ xử lý môi trường thì hãy liên hệ ngay 0938.857.768 để Hợp Nhất hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.