Xử lý và tái sử dụng nước thải nông nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải nông nghiệp thuộc một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có nguồn gốc từ lượng nước dư thừa sử dụng. Những vùng nước này chứa nhiều phân bón, thuốc trừ sâu còn sót lại trở thành chất ô nhiễm nguy hiểm làm biến đổi vùng nước tự nhiên.
Những hóa chất tồn dư làm thay đổi môi trường sống, phá vỡ hệ sinh thái và gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe con người.
1. Tái sử dụng nước thải nông nghiệp
Nước thải nông nghiệp chủ yếu liên quan đến cơ sở xử lý nước thải chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt hoặc nhà máy chế biến thực phẩm. Các cơ sở này tạo ra lượng lớn nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, được dẫn về hệ thống XLNT riêng biệt với mục đích tái sử dụng. Trong nhiều trường hợp, nước chảy tràn dẫn về ao chứa bằng máy bơm không cho phép ngấm vào nước ngầm vì lót bằng đất sét hoặc lớp lót bằng màng.
Người ta thu gom nước thải chứa chất dinh dưỡng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hóa chất nông nghiệp để xử lý bằng nhiều giải pháp hiện đại. Khi tận dụng nước thải sẽ tiết kiệm lượng nước tưới đến 50%.
Khi nước thải chứa quá nhiều muối, chất dinh dưỡng phải được khử mặn trước khi tái sử dụng. Như vậy thu gom và tái sử dụng nước giúp loại bỏ nồng độ muối, chất dinh dưỡng, loại bỏ hóa chất nông nghiệp vào nước mặt.
2. Những rủi ro khi tái sử dụng nước thải
2.1. Rủi ro về hóa chất
- Một số quy trình xử lý nước thải không có khả năng loại bỏ các hóa chất như dược phẩm, chất tẩy rửa, chất hữu cơ, thuốc kháng sinh, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, chất ức chế, hóa chất dệt nhuộm.
- Chúng có đặc tính khó phân hủy sinh học và độc hại gây rủi ro đối với tài nguyên đất và nước ngầm với hàng loạt hậu quả về hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
- Khi tái sử dụng nước nhưng chứa nguồn vi sinh hữu cơ chưa được xử lý dứt điểm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chức năng của đất.
2.2. Quy trình xử lý nước thải nông nghiệp
- Quá trình oxy hóa bằng ozone hay hấp phụ bằng than hoạt tính phù hợp để loại bỏ chất gây ô nhiễm.
- Thẩm thấu ngược và lọc nano là công nghệ xử lý đầy hứa hẹn để loại bỏ hiệu quả chất gây ô nhiễm vi sinh hữu cơ. Nhưng thách thức liên quan đến chi phí, nhu cầu năng lượng cao để xử lý các chất độc hại.
- Siêu lọc và vi lọc hay nhiều thiết bị xử lý sinh học cũng thích hợp để loại bỏ nhiều chất bẩn hữu cơ.
- Không có một quy trình nào vừa loại bỏ mầm bệnh vừa khử hóa chất. Vì thế cần sự kết hợp nhiều quy trình khác nhau để hạn chế rủi ro về mặt hóa học như kết hợp bể phản ứng sinh học dạng màng, than hoạt tính dạng bột hoặc ozoe hóa với tia UV.
3. Thuyết minh kỹ thuật xử lý nước thải nông nghiệp
Xử lý nước thải đáp ứng nhu cầu nước sạch trên toàn thế giới. Ở quy mô công nghiệp, keo tụ cho phép loại bỏ chất rắn lơ lửng làm sạch nước và khử chất ô nhiễm. Quá trình keo tụ chủ yếu dùng chất keo tụ có nguồn gốc cao phân tử. Nhưng việc dùng chất keo tụ tổng hợp lại gây ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường như tạo ra lượng bùn độc hại lớn.
Vì những rủi ro này mà keo tụ sinh học dần chiếm nhiều lợi thế hơn vì tính thân thiện với môi trường. Khả năng phân hủy sinh học cùng tính bền vững tăng cường việc dùng chất keo tụ từ xenlulo, tinh bột, chitosan hoặc tanin trở thành chất thay thế hiệu quả về mặt kinh tế, an toàn hơn.
Chitosan tạo màng sinh học, không độc hại, vừa phân hủy sinh học vừa có hiệu suất hấp thụ lớn nên trở thành giải pháp lý tưởng để làm chất keo tụ. Nó thường dùng để xử lý các phân tử thuốc nhuộm, hay xử lý nước thải nhà máy giấy & bột giấy thông qua phương pháp trung hòa. Chitin cũng được chứng minh loại bỏ tốt kim loại hoặc chất hữu cơ, hạt keo hòa tan.
Ngoài ra, liên quan đến nông nghiệp bạn có thể tìm hiểu thêm phương pháp xử lý nước thải ngành thủy sản
Hợp Nhất tự hào là một trong những công ty môi trường chuyên xử lý nước thải hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ những kiến thức, thông tin mà mình biết cho mọi người. Nếu anh/chị cần hỗ trợ thêm thông tin, có thể để lại bình luận bên dưới để được tư vấn nhanh chóng. Xin cảm ơn.