Yêu cầu để được cấp giấy phép môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Giấy phép môi trường là một trong những loại hồ sơ môi trường quan trọng áp dụng cho các dự án đầu tư hoạt động có phát sinh chất thải (nước thải, bụi, khí thải) ra môi trường. Theo Luật BVMT 2020 thì dự án đầu tư nhóm I, II và III bắt buộc phải có GPMT.
Cấp GPMT cho các đối tượng nào?
Dự án đầu tư nhóm I, II, III được phân loại theo các tiêu chí dưới đây:
- Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Diện tích đất sử dụng, đất có mặt nước, khu vực biển, quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Xác định yếu tố nhạy cảm môi trường:
+ Khu dân cư
+ Nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
+ Khu bảo tồn thiên nhiên liên quan đến đa dạng sinh học, thủy sản
+ Các loại rừng theo quy định về lâm nghiệp
+ Di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác
+ Đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên
+ Vùng đất ngập nước quan trọng
+ Yêu cầu di dân, tái định cư và nhiều yếu tố môi trường khác
Việc dự án đầu tư phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý sau khi có GPMT được quy định như sau:
- Công trình BVMT gồm công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải CTR, CTNH; công trình thu gom, lưu giữ CTR thông thường, CTR y tế, CTR nguy hại phải được thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng.
- Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý CTNH sau khi được cấp GPMT phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án, từng phân kỳ đầu tư hoặc cho từng hạng mục công trình.
- Chủ đầu tư cần tuân thủ yêu cầu BVMT theo GPMT.
- Với dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất trước khi kết thúc vận hành 45 ngày, chủ dự án gửi báo cáo kết quả vận hành đến cơ quan cấp GPMT của dự án. Cơ quan cấp GPMT kiểm tra, quyết định việc điều chỉnh loại, khối lượng CTNH được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu và xử lý vi phạm.
GPMT được cấp dựa vào các căn cứ nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có).
- Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Cấp giấy phép môi trường trong thời điểm nào?
- Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án hoặc cho từng hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án.
- Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng lập ĐTM tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ cấp GPMT sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Chủ dự án đầu tư thuộc khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định trước ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT để đảm bảo thời điểm có GPMT sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm. Tuy nhiên chậm nhất trước ngày 45 ngày với GPMT thuộc thẩm quyền cấp bộ, trước 30 ngày khi GPMT thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Khi không đảm bảo thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT theo quy định, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm để được cấp GPMT sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm.
- Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT nhằm đảm bảo thời điểm phải có GPMT theo Luật BVMT, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Thời gian chậm nhất trước ngày 45 ngày đối với GPMT thuộc thẩm quyền cấp bộ, trước 30 ngày với GPMT thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện tính đến thời điểm phải có giấy phép.
Lập hồ sơ để xin cấp GPMT đối với các dự án đầu tư dựa vào nhiều yếu tố như quy mô, công suất, loại hình sản xuất, yếu tố nhạy cảm để làm căn cứ cho việc trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu bạn cần tư vấn thêm dịch vụ lập HSMT thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.