Yêu cầu đối với hệ thống XLNT hóa lý
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay nhiều doanh nghiệp từ thủy sản, dệt may, chăn nuôi đến ngành du lịch, thẩm mỹ, nha khoa đã và đang hoạt động thường hợp tác với Hợp Nhất để thực hiện các chiến lược thiết kế hệ thống XLNT khác nhau. Nhờ vào chuyên môn cũng như kinh nghiệm 8 năm hoạt động, chúng tôi có thể đưa ra nhanh chóng nhiều giải pháp phù hợp với vấn đề làm sạch nước thải. Một trong số đó là những công trình xử lý hóa lý giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống.
Vai trò của hệ thống XLNT hóa lý
Đối với những công trình xử lý hóa lý chủ yếu áp dụng đối với nước thải công nghiệp không đáp ứng tiêu chí xả thải hoặc cần tái sử dụng nước thải. Kỹ thuật XLNT không còn quá xa lạ đối với nhiều HTXLNT để tách các thành phần như kim loại, dầu mỡ, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, hợp chất khó phân hủy, chất không hòa tan, hợp chất có nồng độ muối cao hoặc cả photpho.
Hệ thống này được sử dụng trong giai đoạn tiền xử lý để tái sử dụng nước với các phương pháp phổ biến như keo tụ, đông tụ, tuyển nổi, trung hòa, xử lý bùn thải.
Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào kích thước hạt trong nước thải. Đối với những chất rắn nhìn thấy bằng mắt thường thường xử lý bằng cách lọc, lắng hoặc tách bằng tuyển nổi. Nhưng với hạt có kích thước siêu nhỏ (<1 micromet) thường rất khó lắng cũng như không dễ để đóng cục lại với nhau, đặc biệt bề mặt của chúng có tích điện âm.
Với loại chất rắn này thường xử lý qua kỹ thuật hóa lý bằng cách thêm hóa chất đông tụ hoặc chất tạo bông để thực hiện quá trình đông tụ.
Với công trình tuyển nổi không khí hòa tan (DAF) chỉ yếu ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải dầu mỡ, chất rắn hoặc hợp chất không hòa tan. Nó chủ yếu hoạt động dựa vào khí nén được hòa tan trong nước thải, phần không khí thoát ra ngoài hình thành bong bóng nhỏ bám vào chất thải kéo lên trên bề mặt bể.
Còn trung hòa áp dụng với dòng thải có tính axit hoặc kiềm cho đến khi pH đạt đến 7. Việc này giúp cho các quá trình xử lý tiếp theo đạt chuẩn xả thải, nhất là bể sinh học. Mục tiêu của hệ thống giúp kiểm soát các tốc độ phản ứng hóa học, phá vỡ hạt nhũ tương, điều hòa và ổn định nguồn nước thải. Cấu tạo của bể trung hòa khá đơn giản gồm bể chứa, bể phản ứng với thiết bị trộn, định lượng quan trọng. Một số hóa chất được sử dụng như (NaOH), Ca(OH)2, H2SO4, HCl hoặc CO2.
Đông tụ - keo tụ - tạo bông là những bước xử lý khá quan trọng đối với nước thải công nghiệp để giảm chất lơ lửng và hạt keo gây độ đục. Đông tụ chủ yếu dùng muối sắt hoặc muối nhôm, những hạt mang điện tích dương bị hấp thụ vào chất keo tích điện âm thông qua quá trình trung hòa điện tích. Còn keo tụ chủ yếu là quá trình liên kết những hạt không ổn định bằng liên kết hydro hoặc lực VanderWaal hình thành bông cặn lớn dễ lắng hơn.
Xử lý bùn cũng thuộc quá trình xử lý hóa lý. So với giải pháp thông thường, việc thu gom và xử lý bùn bằng xử lý hóa lý được cho giảm chi phí đầu tư đáng kể. Lượng bùn thải trong quá trình tách ép sẽ có nhiều hạt phân tán nên rất khó để vón cục, vì thế người ta thường cho thêm polyme để tăng mức độ kết dính giữa các hạt bùn với nhau.
Bất kể bạn muốn xây mới hệ thống hay cải tạo, nâng cấp thì hãy liên hệ ngay Công ty xử lý nước thải để chúng tôi đưa ra các giải pháp chính xác với chi phí, chất lượng tối ưu nhất. Hợp Nhất không ngừng nỗ lực và sáng tạo để hoàn thành công trình hoạt động chính xác, bền bỉ và giảm chi phí vận hành – bảo trì.
Sự hướng dẫn tận tình từ các nhân viên bảo trì tại dự án sẽ đảm bảo hệ thống vận hành lâu dài và trơn tru. Vì thế, nếu bạn còn đắn đo suy nghĩ nên chọn giải pháp nào thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.