Yêu cầu khai thác nước dưới đất
Đã kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm thì chủ dự án phải tuân thủ và chủ động bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác.
Vậy làm thế nào để bảo vệ nước dưới đất?
- Chú trọng đến khu vực khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác, khu vực cấp nước sinh hoạt, đô thị, KCN, khu chế xuất, làng nghề, vùng khan hiếm nước, vùng có nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt,…
- Cần khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước dưới đất.
- Cần xem xét thực hiện trong giai đoạn quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn nước.
- Với hoạt động khai thác, sử dụng ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nước dưới đất thì cần thực hiện kế hoạch bảo vệ ngay trong giai đoạn lập dự án.
Khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
Theo Khoản 1, 2 Điều 3 của Nghị định 167/2018/NĐ-CP có quy định việc khoanh định và áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước ngầm phải đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ các tiêu chú và biện pháp hạn chế đối với từng khu vực, từng vùng. Vậy nguyên tắc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất là:
- Phải đảm bảo phù hợp với quy mô, tính chất, nhất là gây sụt lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, tầng chứa nước phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan.
- Ranh giới vùng hạn chế phải được thể hiện trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình cùng tỷ lệ.
- Phải tuân thủ các tiêu chí nghiêm ngặt theo từng vùng, từng khu vực hạn chế nhất định phù hợp với quy định, pháp luật và cần đảm bảo công khai, minh bạch.
- Cung cấp đầy đủ thông tin khai thác nước dưới đất một cách rõ ràng, chính xác và trung thực nhất.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp khai thác nước dưới đất
Theo Khoản 3 Điều 3 của Nghị định 167/2018/NĐ-CP có quy định:
- Phải bảo đảm yêu cầu về nguồn nước dưới đất cùng sự hài hòa, lợi ích giữa các bên như bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp phép khai thác tài nguyên nước trong trường hợp bị thu hồi giấy phép vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng theo quy định.
- Cần ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, hoạt động phục vụ phòng, chống thiên tai.
- Phải đảm bảo thực hiện theo từng phương án, lộ trình đã được phê duyệt để không làm gián đoạn việc cấp nước.
- Đối với việc khai thác không đảm bảo thì phải tạm dừng thực hiện biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất để tiến hành rà soát, điều chỉnh.
Quy định vùng hạn chế nước dưới đất ở Vùng hạn chế 2
Theo Điều 7 của Nghị định 167/2018/NĐ-CP thì vùng hạn chế 2 áp dụng với các khu vực, tầng chứa nước:
- Tầng chứa nước lỗ hổng ở Hà Nội, TP. HCM và nhiều địa phương ở khu vực ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng.
- Đối với tầng chứa nước có quy mô, mức độ khai thác nước dưới đất hạ thấp mực nước dưới đất và yêu cầu bảo vệ nguồn nước trên địa bàn quyết định khoanh vùng.
- Tầng chứa nước trong đá bazan ở khu vực Tây Nguyên.
- Khu vực có mực nước động trong giếng khai thác vượt quá mức nước động trong giấy phép liên tục từ 3 tháng trở lên, đối với trường hợp giếng khoan khai thác thuộc công trình có giấy phép và quy định về mực nước động cho phép, trừ trường hợp giếng khoan khai thác bị suy thoái nghiêm trọng khiến mực nước động hạ thấp quá mức.
Trên đây là những quy định và nguyên tắc đối với khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất. Hy vọng với những thông mà công ty môi trường Hợp Nhất chia sẻ, bạn sẽ thực hiện dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất phù hợp hơn.