Yêu cầu và hạn chế trong tái chế nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Bạn có thể uống nước thải tái chế? Bạn có đảm bảo chất lượng nguồn nước? Việc xử lý nước thải để tái sử dụng đang được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, phát triển kinh tế tuần hoàn giữ vai trò quan trọng giúp bảo vệ nguồn tài nguyên, đặc biệt tái chế chất thải sau sử dụng.
Nếu như chúng ta đã tái chế giấy, thủy tinh, thức ăn thừa thành công thì nước thải là đối tượng tiếp theo mang lại giá trị cho lợi ích cộng đồng.
Các yêu cầu tái chế nước thải
Tái chế nước không còn là khái niệm mới, nó xuất hiện cách đây khoảng 50 năm trước khi nhiều kỹ sư phát triển công nghệ cho phép biến nước thải thành nước uống. Trong khi nguồn cung cấp nước tại nhiều quốc gia không đủ trong tương lai, vì căng thẳng và đối mặt vì hạn hán, lượng mưa giảm, biến đổi khí hậu, dân số tăng.
Chẳng hạn, Úc phát triển hàng loạt kỹ thuật cải tiến tăng nguồn cung cấp nước đặc biệt họ sử dụng các mođun quy mô nhỏ để xử lý và tái sử dụng nước tại nơi phát sinh nước thải. Và tiêu biểu Israel hiện dẫn đầu trên thế giới khi tái sử dụng gần 90% lượng nước thải của mình.
Trước nguy cơ biến đổi khí hậu, các hồ, sông ngoài dễ bị ảnh hưởng do hạn hán, bốc hơi, trong khi đó thì các nguồn cấp nước đô thị gần như không đổi. Và các phương pháp tiếp cận mới liên quan đến công nghệ màng lọc có khả năng cải thiện hiệu quả khả năng xử lý.
Đồng thời, nhiều cách xử lý mới cũng dần phát triển hơn như khử mặn nước lợ, tái chế nước thải, thu gom nước mưa, khử mặn đại dương thì chi phí cũng thấp hơn khi công nghệ lọc ngày càng hiện đại hóa. Nhờ vậy mà nước tái chế dễ dàng cung cấp cho ngành nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực giải trí khác.
Điều quan trọng tái chế nước thải thì nước phải đủ sạch và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. May mắn thay, hiện nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến tạo ra nguồn nước mới được làm sạch đạt tiêu chuẩn hơn nhiều nước lấy từ nước ngầm, sông hồ. Quy trình tái chế cơ bản nhất gồm:
- Sau khi đi qua bộ lọc khác, nước sẽ trải qua quá trình thẩm thấu ngược gồm việc ép phân tử nước qua màng lọc. Nước đi qua màng nhưng các phân tử khác như ion muối và VSV (vi rút, vi khuẩn) thì không thể.
- Để tăng chất lượng nguồn nước. Nước thải còn trải qua quá trình oxy hóa và khử trùng có sử dụng hydrogen peroxide và tia cực tím.
- Phần nước giữ trong bể chứa hoặc tầng chứa nước ngầm nơi nước được lưu trữ hoặc trộn với nguồn cấp nước thông thường.
Những hạn chế từ nước thải tái chế
Nguồn nước không sạch
Nhiều người phản đối việc sử dụng trực tiếp nước tái chế vì nó không đảm bảo chất lượng. Mặc dù nó trải qua nhiều quy trình xử lý khiến nó trở nên sạch hơn, ít mùi vị hơn nhưng mức độ sạch cũng khá cao. Ở Úc việc xử lý nước thải tại các nhà máy phải thực hiện trước khi đến hệ thống tái chế. Do đó mà nước thải sinh hoạt và công nghiệp đã qua xử lý vào các hệ thống thì nước sạch hơn 99%.
Nhiều chuyên gia lo ngại về thực tế các chất ô nhiễm hữu cơ, vi rút và vi khuẩn, chất tẩy rửa, dầu mỡ, muối, chất dinh dưỡng, hóa chất, kim loại và chất vô cơ. Điều quan trọng mà nhiều người lo ngại vì những rủi ro về sức khỏe.
Ví dụ khi màng lọc xảy ra các sự cố trong quy trình thẩm thấu ngược thì các phân tử không mong muốn đi qua màng. Nhiều phân tử khó xử lý không thể bị loại bỏ hoặc phá hủy bởi hydrogen peroxide và tia cực tím. Khả năng gây ô nhiễm của nó khá cao vì thế cần bảo trì, thay thế thường xuyên gây tốn kém chi phí hơn.
Tốn kém chi phí năng lượng
Năng lượng cần thiết để vận hành hệ thống, thiết bị - máy móc. Nó tốn kém nhiều năng lượng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình tái chế nước thải. Tuy nhiên các chiến lược tăng nguồn cấp nước như khử muối như xử lý nước biển bằng phương pháp thẩm thấu ngược làm nó thích hợp để uống lại dùng nhiều năng lượng hơn.
Liên hệ ngay với Dịch vụ môi trường của Hợp Nhất để được tư vấn về các giải pháp xử lý nguồn thải!