Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Khí Thải Là Gì? Những Loại Khí Thải Thường Gặp


169 Lượt xem - Update nội dung: 23-10-2024 09:47

Đã kiểm duyệt nội dung

Không chỉ có nước thải và rác thải, khí thải cũng là một chất thải gây ô nhiễm môi trường đáng quan tâm. Trong đời sống hàng ngày có rất nhiều hoạt động làm phát sinh khí thải. Trong nội dung dưới đây mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất cùng phân tích kỹ hơn về khí thải và những loại khí thải thường gặp.

Khí Thải Là Gì? Những Loại Khí Thải Thường Gặp

1. Khí thải là gì?

Khí thải là loại khí có chứa các thành phần độc hại ở dạng khí hoặc ở dạng hơi được sinh ra từ các hoạt động của con người như quá trình sản xuất công nghiệp, hoạt động nông nghiệp, sử dụng phương tiện giao thông và các hoạt động khác.

2. Những loại khí thải thường gặp

Mỗi năm, lượng khí thải trên thế giới ngày càng tăng thêm và có nhiều loại khí thải khác nhau nhưng có một số loại khí thải thường gặp nhất là khí CO2, SO2, NOx, CH4 và khí CFC. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các loại khí này.

2.1. Khí CO2

Chúng ta thường nghe nói khí CO2 (cacbon dioxit) sinh ra từ quá trình hô hấp của con người, động vật và quá trình quang hợp của thực vật. Trên thực tế, một lượng khổng lồ khí CO2 còn đến từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu và khí tự nhiên đến từ các hoạt động như:

- Quá trình sản xuất công nghiệp như sản xuất xi măng, phân bón, thép, nhựa, giấy, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất năng lượng, sản xuất gạch, gốm sứ,…

- Hoạt động giao thông vận tải: Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, ngành giao thông vận tải góp khoảng 8 tỷ tấn CO2, chiếm 23% tổng lượng phát thải nhà kính trên toàn cầu.

- Hoạt động đốt rừng để lấy đất trồng rẫy, chăn nuôi hoặc chặt phá rừng để khai thác gỗ: Sự suy giảm diện tích rừng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ CO2 của hệ sinh thái rừng và tăng lượng CO2 trong không khí.

- Hoạt động chăn nuôi gia súc và hoạt động nông nghiệp: Việc sử dụng phân bón hóa học, quá trình chăn nuôi hoặc quản lý chất thải nông nghiệp kém hiệu quả là những nguyên nhân gây ra khí CO2.

- Hoạt động xử lý rác thải và nước thải: Theo các số liệu thống kê cho thấy hoạt động đốt một tấn nhựa trong lò đốt dẫn đến phát thải gần một tấn CO2.

- Các hoạt động khác: Núi lửa phun trào, quá trình phân hủy xác động vật cũng làm phát sinh khí CO2.

Một số nguồn phát sinh khí thải CO - CO2
Một số nguồn phát sinh khí thải CO - CO2 (ảnh minh họa)

2.2. Khí NOx

Khí NOx là tên gọi chung của các hợp chất chứa oxit nitơ, khí NOx thường sinh ra ở ba dạng NO, NO2, N2O. Khí NOx sinh ra từ các hoạt động như sau:

- Quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất sản phẩm ở nhiệt độ cao như sản xuất thủy tinh, lò điện và lò nung xi măng;

- Quá trình sản xuất axit nitric;

- Hoạt động phun trào của núi lửa;

- Do hoạt động lâm nghiệp, khai thác, chặt phá rừng hoặc cháy rừng.

2.3. Khí SO2

Khí SO2 (sunfua dioxit) là sản phẩm chính từ quá trình đốt cháy lưu huỳnh và quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than hoặc từ quá trình nấu chảy các loại quặng sắt, nhôm, chì, kẽm. Ngoài ra, khí SO2 còn sản sinh ra từ các hoạt động khác, bao gồm:

  • Núi lửa phun trào: Khi núi lửa phun trào nó sẽ sản sinh ra nham thạch nóng và chứa nhiều khói bụi giàu sunfua và khí SO2.
  • Các hoạt động sản xuất: Khói thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp như sản xuất xi măng, đốt than, luyện kim, lọc dầu, máy bay, v.v…
  • Các hoạt động khác: Hút thuốc lá, đốt rừng, đốt rơm rạ, v.v… cũng là nguyên nhân sinh ra khí SO2.

2.4. Khí CH4 (metan)

Khí metan (CH4 – tức là mỗi một phân tử khí metan được cấu thành từ một nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử hydrogen) là chất khí không màu, không mùi, có tính độc và dễ bắt cháy, tạo ra lửa màu xanh.

Khí metan sinh ra từ các hoạt động như sau:

  • Hoạt động chăn nuôi: Chất thải chăn nuôi được xem là một trong những nguồn sinh ra khí metan chủ yếu.
  • Quá trình phân hủy kỵ khí: Khí metan hình thành trong điều kiện không có khí oxy như tại các ao hồ, khu vực đầm lầy hoặc các lớp trầm tích dưới đáy biển.
  • Quá  trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như: đốt than, dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • Cháy rừng: Cháy rừng do con người đốt rừng lấy đất làm rẫy đều sinh ra nguồn phát thải có chứa khí metan đáng kể.
Một số nguồn phát sinh khí methane
Một số nguồn phát sinh khí methane (ảnh minh họa)

2.5. Khí CFC

Khí CFC (tên viết tắt của Chlorofluorocarbon) là hợp chất khí hữu cơ gồm Clo, Flo được con người tổng hợp và sản xuất với mục đích là làm lạnh, làm chất đẩy và dung môi và được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp lạnh, sản xuất các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy điều hòa không khí. Đây là hợp chất dễ bay hơi và hòa tan trong không khí.

Tóm lại, các nguồn phát sinh khí thải chủ yếu là do hoạt động của con người mà trong đó phổ biến là từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, đốt rừng,…

3. Tác hại của khí thải

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí được xem là kẻ giết người thầm lặng bởi ước tính có hơn 7 triệu người chết mỗi năm do tình trạng này gây nên. Trong đó các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hoặc cảm nhận được là các hạt bụi có kích thước lớn còn những hạt bụi có kích thước nhỏ, siêu mịn (dưới 2,5 micromet) thường chúng ta không cảm nhận được và chúng dễ xâm nhập vào cơ quan hô hấp gây ra các bệnh nguy hiểm.

Trong thành phần của khí CFC có chứa hai nguyên tố thuộc nhóm halogen là Clo và Flo nên độc độc của nó được cảnh báo ở mức nguy hiểm nhất. Vì là chất khí dễ bay hơn nên trong quá trình sản xuất và sử dụng, khí CFC dễ xâm nhập vào bầu khí quyển và là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Theo Cơ quan nghiên cứu về Khoa học Môi trường, nếu hít phải khí CFC với nồng độ đủ lớn sẽ khiến chúng ta gặp phải triệu chứng nhiễm độc tương tự như uống rượu và các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, run và co giật.

Khí CO2 là loại khí có khả năng hấp thụ và phản xạ lại bức xạ nhiệt từ mặt trời và là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính.

Khí NOx được biết đến là loại khí vô cùng độc hại, làm mỏng tầng ozon – lớp bảo vệ địa cầu khỏi bức xạ có hại từ mặt trời.

Theo báo cáo của European Commission, khí metan là khí thải nhà kính mạnh gấp 80 lần so với cacbon dioxide và có tiềm năng làm nóng toàn cầu cao gấp 28 lần so với khí CO2 trong vòng 100 năm.

Tác hại của khí thải
Tác hại của khí thải (ảnh minh họa)

4. Biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải

Hiện nay việc giảm phát thải khí cacbon là một trong những vấn đề được toàn thế giới quan tâm, bởi lượng khí thải này có tác động sâu sắc đến môi trường góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu và những hệ lụy từ nó.

Dưới đây là một số biện pháp góp phần giảm thiểu khí thải vào không khí:

  • Ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
  • Chú ý công tác bảo trì, bảo dưỡng xe định kỳ;
  • Tái sử dụng đồ dùng, hạn chế dùng hộp nhựa 1 lần;
  • Trồng nhiều cây xanh;
  • Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên;
  • Chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

5. Tiêu chuẩn khí thải ở nước ta

Ở nước ta, Chính phủ đã đưa ra tiêu chuẩn khí thải công nghiệp QCVN 19:2009/BTNMT. Tiêu chuẩn khí thải này áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động phát khí thải công nghiệp ra môi trường không khí.

Bài viết trên đã đề cập một số thông tin về khí thải và những loại khí thải thường gặp. Hy vọng nội dung này đã đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin và giúp ích cho bạn đọc. Các bạn có thể tham khảo thêm các tin tức khác về môi trường tại chuyên mục TIN TỨC của website: moitruonghopnhat.com

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:03 04-11-2024)
Việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A đồng nghĩa với việc tăng cường, nâng cao hiệu quả ...
(11:44 02-11-2024)
Để tính toán chính xác công suất của hệ thống xử lý nước thải, chúng ta cần dựa vào tình trạng hoạt động của ...
(16:41 01-11-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(09:19 01-11-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(08:38 31-10-2024)
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT (trừ thông tin bí mật của Nhà nước).
(08:32 30-10-2024)
Hệ thống xử lý nước giếng khoan công suất 20m3/h (tương đương 480m3/ngày.đêm) rất phù hợp nhu cầu sử dụng nước ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768