Làm thế nào để xử lý khí thải và bụi sơn?
Đã kiểm duyệt nội dung
Bạn băn khoăn vì nồng độ khí thải, bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép? Bạn chưa hiểu biết nhiều về hệ thống xử lý khí thải? Ô nhiễm bụi sơn tăng áp lực từ cơ quan và chính quyền địa phương?
Hệ thống xử lý bụi hiện có của bạn quá cũ, lạc hậu nên hiệu quả xử lý chưa cao? Nếu bạn đang gặp các vấn đề về bụi và khí thải sơn thì hãy xem qua các giải pháp xử lý khí thải của Hợp Nhất dưới đây.
Đặc trưng của hệ thống xử lý bụi sơn
Tính chất của bụi sơn
Sơn là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống xã hội – kinh tế, làm chất phủ lên các đồ vật, ứng dụng trong công trình xây dựng bám trên bề mặt vật chất. Vậy khi thiết kế hệ thống xử lý khí thải bụi sơn cần quan tâm đế các thành phần nào?
- Nhựa, bột màu, chất phụ gia, dung môi.
- Chất bay hơi.
- Bụi sơn chứa nhiều chì, thủy ngân, oxit kim loại nặng.
Yêu cầu của hệ thống xử lý
- Tính toán và bố trí thiết bị chụp hút để duy trì tính ổn định của toàn bộ hệ thống.
- Dựa vào lưu lượng dòng khí, nồng độ bụi mà tính toán hệ thống đường ống dẫn khí hợp lý.
- Các tháp hấp thụ, tháp đệm phải phù hợp với không gian xây dựng.
- Nếu tải lượng dòng khí hoặc nồng độ bụi quá lớn thì cần thiết nên bố trí thêm công nghệ xử lý phía sau.
Hệ thống hấp thụ hoạt động như thế nào?
- Dòng khí di chuyển từ dưới lên trên tiếp xúc trực tiếp với lớp vật liệu đệm. Còn dung dịch hấp thụ (nước) đưa từ trên xuống dưới phun đều tạo thành lớp sương mù trong toàn bộ tháp.
- Bụi tiếp xúc với dung dịch hấp thụ rơi xuống vào phễu thu bụi riêng. Dung dịch hấp thụ sau đó được tuần hoàn và tái sử dụng lại.
- Phần khí tiếp tục đi qua tháp hấp phụ để xử lý các thành phần ô nhiễm còn lại.
Hệ thống xử lý khí thải bụi sơn cần đáp ứng tiêu chí nào?
Để cho ra đời một sản phẩm sơn hoàn chỉnh, người ta dùng rất nhiều dung môi và hợp chất hữu cơ phức tạp. Một số dung môi độc hại như benzen, ete, lipid, xeton, hydrocacbon,… quá trình phun sơn bắt buộc phải xả thải, lượng khí thải tương đối lớn và nồng độ chất hữu cơ bay hơi cao. Vì thế, giải pháp xử lý khí thải sơn tối ưu nhất nên dùng thiết bị lọc và hấp phụ.
Yêu cầu đối với hệ thống
- Thiết bị đảm bảo chất lượng, bố trí hợp lý.
- Hiệu suất cao, thiết kế an toàn với tổn thất năng lượng thấp.
- Sử dụng than hoạt tính hấp phụ với hiệu suất động học tốt, tốc độ hấp phụ, giải hấp phụ nhanh, tốc độ tái sinh chậm và tuổi thọ lâu dài.
- Xử lý chất thải triệt để, không hình thành sản phẩm không độc hại.
- Phân phối luồng không khí trên tầng hấp phụ, dễ thay thế để tăng tính phân bổ đồng đều qua bề mặt không khí đi qua lớp than hoạt tính nhằm tăng hiệu quả xử lý hơn.
Các chất hấp phụ
- Hấp phụ hóa học: hàng loạt phản ứng hóa học xảy ra trên bề mặt tiếp xúc. Thường dùng nhất là oxit kim loại, muối kim loại,..
- Hấp phụ vật lý: chủ yếu sử dụng than, phụ thuộc vào độ xốp, tro và áp lực phân tử. Trong đó, than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao, tính kỵ nước, giá thành rẻ, yêu cầu năng lượng thấp để tái sinh.
Nguyên lý hoạt động
- Sau khi bụi sơn bị giữ lại tại tháp hấp thụ, dòng khí thải còn lại tiếp tục đi qua tháp hấp phụ với khả năng hiệu quả lọc sạch không khí hơn 90%.
- Quá trình xảy ra trong buồng chứa vật liệu hấp phụ. Khi dòng khí tiếp xúc trực tiếp, các loại khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu hấp phụ.
- Dòng khí sau xử lý được dẫn ra ngoài
Cần thường xuyên bảo trì thiết bị xử lý nhằm đảm bảo tính nhất quán và chất lượng hệ thống. Cần thiết lập các kế hoạch thay đổi, điều chỉnh bộ lọc, bảo trì thường xuyên. Những bộ lọc khí thải đều có tuổi thọ. Chúng rất dễ bị tắc hoặc bám bẩn làm hạn chế các luồng không khí khiến bụi và khí thải tuần hoàn ngược trở lại ảnh hưởng đến môi trường.
Vậy, nếu bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế hệ thống xử lý khí thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí!