Nguyên nhân khiến không khí ngày càng ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh những lợi ích to lớn từ kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường xuất phát từ quá trình phát triển của các KCN ngày càng diễn biến phức tạp. Trong đó, ô nhiễm không khí chính là vấn đề quan trọng cần được quan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý môi trường.
Trước đây, khi nhắc đến cụm từ “ô nhiễm không khí” thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Bắc Kinh (Trung Quốc), Ấn Độ, Ai Cập,… Thế nhưng hiện nay những quốc gia phát triển, đặc biệt tập trung ở những khu đô thị lớn lại trở thành nạn nhân của thực trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu.
Ô nhiễm không khí phát sinh do khí thải công nghiệp
Hầu như các khu công nghiệp, CCN, nhà máy, xưởng sản xuất chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải phù hợp. Chẳng hạn như hệ thống chỉ được xây dựng một sách sơ sài, làm qua loa nhằm qua mặt các cơ quan chức năng hoặc trường hợp doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xả trái phép với hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá ngưỡng cho phép theo chỉ tiêu của pháp luật.
Thực trạng trên kéo dài nhiều năm qua nhưng chỉ được nhắc nhở hoặc xử phạt với mức hạn chế khiến nhiều đơn vị xem nhẹ. Việc thực hiện biện pháp để kiểm soát khí thải dựa trên nguyên tắc, pháp luật vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời, các hoạt động bảo vệ môi trường như thực hiện đánh giá tác động môi trường (lập đtm) hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường chưa được doanh nghiệp thực hiện đồng bộ.
Vì nhiều nguyên nhân khách quan mà không khí ngày càng ô nhiễm làm mất đi sự trong lành và an toàn của bầu khí quyển. Ước tính, mỗi ngành công nghiệp hoạt động hằng ngày ít nhiều phát sinh hàng nghìn mét khối khí, hàng trăm loại chất thải thải ra môi trường mỗi ngày. Đặc biệt đối với ngành chế biến kim loại, lượng khí độc gồm SO2, NO2, CO2, bụi, Fe, Cu, Zn, Pb,… đều vượt qua tiêu chí cho phép đã đe dọa và phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và là thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người, trong đó có ung thư.
Đặc biệt, 6 chất có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất gồm NOx, SOx, CO, Zn, Ozone và bụi lơ lửng. Các chất này chủ yếu phát sinh từ quá trình sản xuất của con người. Đáng chú ý nhất là các hạt bụi lơ lửng trong không khí. Khi bụi xâm nhập vào cơ thể người chúng sẽ phá hủy chức năng của gan, phổi, tăng tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim, đột quỵ, phổi tắc nghẽn hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư phổi.
Và ô nhiễm không khí không chỉ gây thiệt hại về việc biến đổi khí hậu mà còn thiệt hại về người và vật chất. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Châu Âu khiến 430.000 trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp và tim. Ở Trung Quốc có khoảng 1,4 triệu người chết mỗi năm, theo sau đó là Ấn Độ với 650.000 người và Parkistan là 110.000 người chết. Và những con số này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mà lượng khí thải ô nhiễm mỗi ngày tăng lên không ngừng.
Ở Trung Quốc, người ta xác định các thành phố như Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc là những tụ điểm ô nhiễm nghiêm trọng. Dự kiến họ sẽ đóng cửa hơn 1.000 nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm.
Ở Ấn Độ, quốc gia này có dân số đông nhất ở khu vực Châu Á, nhưng lại đứng trong tình trạng báo động sức khỏe cộng đồng mà nguyên nhân chính là thực trạng ô nhiễm không khí diễn ra ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.
Ở Việt Nam, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng phát triển không kém, tình trạng ô nhiễm không khí kém chất lượng, bụi cùng các thành phần độc hại không ngừng tăng lên làm cầu nối để biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Chủ yếu vẫn là các đô thị lớn bị ảnh hưởng nặng nề nhất như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… nơi có dân cư đông đúc và quá trình phát triển công nghiệp diễn ra sôi động.
Vậy đâu là giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí hiệu quả nhất?
Đứng trước những tác hại to lớn ấy, doanh nghiệp cần cam kết thực hiện đầy đủ theo chính sách cam kết việc cải thiện chất lượng không khí, bổ sung và tăng cường năng lực theo dõi hệ thống, thường xuyên giám sát chất lượng không khí.
Với những nơi có mức ô nhiễm vượt quá chỉ tiêu cho phép, cần đề xuất biện pháp xử lý khí thải công nghiệp phù hợp, giảm quá trình phát thải tại một số dự án gây ô nhiễm và xây dựng kế hoạch đối phó dài hạn với thực trạng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn không khí.
Hiện nay, nhiều quốc gia ứng dụng thành công nhiều phương pháp xử lý khí thải ô nhiễm thay thế cho các công nghệ lạc hậu trước đó như việc xử lý khí thải lò hơi, ứng dụng công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sạch, giảm tải quá trình hoạt động của các động cơ giao thông thải ra nhiều khí độc hại bằng việc xây dựng mạng lưới đi bộ hoặc đi xe đạp tại một số khu vực đông dân cư vào giờ cao điểm.
Tăng cường sử dụng nguồn nhiên liệu ít phát thải và nguồn năng lượng có thể tái tạo được, chẳng hạn năng lượng mặt trời, năng lượng gió hoặc thủy điện, nhiệt điện, máy phát điện.